Phân loại vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương - qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 34)

1. Đặt vấn đề

3.2.2.Phân loại vi phạm pháp luật

Hiện tượng VPPL trong xã hội rất đa dạng, nên có thể phân chia vi phạm pháp luật theo nhiều tiêu chí khác nhau.

+ Theo loại quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ bị xâm hại, thì vi phạm pháp luật phân thành vi phạm pháp luật về tài chính, VPPL về lao động, vi phạm pháp luật về đất đai, VPPL hình sự, vi phạm pháp luật dân sự...

+ Theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thì VPPL phân thành vi phạm pháp luật là tội phạm và VPHC.

+ Theo tính chất vi phạm và trách nhiệm pháp lý, thì VPPL phân thành VPPL hình sự, VPPL dân sự, VPHC, vi phạm kỷ luật Nhà nước.

- Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): Là hành vi nguy hiểm cho xã

hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN (khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự) [31, tr. 19].

- Vi phạm dân sự: Là những hành vi trái pháp luật, có lỗi, xâm hại tới

những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân...

- Vi phạm kỷ luật nhà nước: Là những hành vi có lỗi, trái với những quy

chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, xí nghiệp, trường học..., nói cách khác, là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, phục vụ được đề ra trong cơ quan, xí nghiệp, trường học đó... Cần chú ý là chủ thể vi phạm kỷ luật có thể là cá nhân, tập thể (cán bộ, công nhân, công chức, học sinh, sinh viên...) có quan hệ ràng buộc với cơ quan, xí nghiệp, trường học... nào đó.

- Vi phạm hành chính: Nói khái quát là hành vi nguy hiểm cho xã hội,

trái pháp luật, do tổ chức, cá nhân thực hiện nhưng chưa đến mức là tội phạm hình sự. Vấn đề này là cơ sở lý luận của vấn đề mà luận văn nghiên cứu, sẽ được trình bày trong phần dưới đây.

Vi phạm pháp luật là sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương - qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 34)