Khái niệm vi phạm pháp luật và cấu thành vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương - qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30)

1. Đặt vấn đề

3.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật và cấu thành vi phạm pháp luật

+ Khái niệm vi phạm pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn của hành vi con người. Hành vi là những phản ứng, cách ứng xử được biểu hiện ra bên ngoài của con người trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Mỗi hành vi đều được hình thành trên cơ sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể, mà chủ thể ý thức được và chủ động thực hiện nó. Những hoạt động của con người không thể coi là hành vi, nếu con người hoạt động trong trạng thái vô thức.

Trong hoạt động của mỗi người thường có rất nhiều hành vi khác nhau được thể hiện bằng những phương thức khác nhau trong quá trình sản xuất, trao đổi, sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống. Song tùy theo tính

chất, đặc điểm và những lĩnh vực thể hiện của hành vi con người mà xã hội đặt ra những tiêu chuẩn, những công cụ điều chỉnh chúng khác nhau. Những hành vi nào của con người được pháp luật quy định, điều chỉnh thì được gọi là hành vi pháp luật. Hành vi pháp luật gắn liền với các quy định của pháp luật, những hành vi không được pháp luật quy định, điều chỉnh thì không phải là hành vi pháp luật.

Hành vi pháp luật rất đa dạng nên có thể phân chia chúng dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau.

- Căn cứ vào phương thức biểu đạt ra bên ngoài có thể chia hành vi pháp luật thành hành vi hành động và hành vi không hành động.

Hành vi hành động là hành vi mà chủ thể phải thực hiện bằng những thao tác nhất định. Chẳng hạn, hành vi ký hợp đồng, hành vi tham gia giao thông trên đường phố...

Hành vi không hành động là hành vi mà chủ thể thực hiện nó bằng cách không tiến hành những thao tác nhất định. Chẳng hạn, hành vi không tố giác người phạm tội, hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng...

- Căn cứ vào chủ thể thực hiện có thể chia hành vi pháp luật thành hành vi của cá nhân và hành vi (hoạt động) của tổ chức...

- Căn cứ vào sự phù hợp của hành vi với quy định của pháp luật có thể chia hành vi pháp luật thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp.

Hành vi hợp pháp là những hành vi được thực hiện phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.

Hành vi không hợp pháp là hành vi được thực hiện trái với những quy định của pháp luật như không làm những việc mà pháp luật yêu cầu, làm những việc mà pháp luật cấm, hành động vượt quá phạm vi cho phép của pháp luật...

Hành vi không hợp pháp được phân thành hành vi vi phạm pháp luật và những hành vi trái pháp luật nhưng không bị coi là vi phạm pháp luật.

Hành vi vi phạm pháp luật là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Vậy muốn xác định hành vi vi phạm pháp luật thì phải dựa vào các dấu hiệu cơ bản sau:

Thứ nhất, là hành vi nguy hiểm cho xã hội: Như ta đã biết các quy định

của pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh hành vi của con người. C. Mác đã nhấn mạnh:

Ngoài hành vi của mình ra tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó. Những hành vi của tôi - đó là lĩnh vực duy nhất trong đó tôi đụng chạm với pháp luật, bởi vì hành vi là cái duy nhất vì nó mà tôi đòi quyền tồn tại, quyền hiện thực, và như vậy là do nó mà tôi rơi vào quyền lực của pháp luật hiện hành [5, tr. 19].

Cho nên vi phạm pháp luật trước hết là hành vi của con người hoặc là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội... nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội. Khi xác định vi phạm pháp luật thì dấu hiệu hành vi là không thể thiếu được, nói cách khác, không có hành vi nguy hiểm của con người thì không có vi phạm pháp luật.

Thứ hai, là hành vi trái pháp luật: Đó là hành vi xâm hại tới các quan

hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ. Vi phạm pháp luật không những phải có dấu hiệu là hành vi nguy hiểm cho xã hội mà còn phải có dấu hiệu trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ.

Thứ ba, có lỗi của chủ thể: Dấu hiệu trái pháp luật chỉ là biểu hiện bên

ngoài của hành vi, để xác định vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, nghĩa là, xác định lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đó. Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với

hành vi trái pháp luật của mình. Nếu một hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan, chủ thể thực hiện hành vi đó không cố ý và cũng không vô ý hoặc không thể nhận thức được, từ đó không lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì chủ thể thực hiện hành vi đó không bị coi là có lỗi và hành vi đó không bị coi là VPPL. Kể cả những hành vi trái pháp luật mà chủ thể buộc phải thực hiện khi không có sự lựa chọn khác cũng có thể không bị coi là vi phạm pháp luật.

Thứ tư, chủ thể có năng lực TNPL: Năng lực TNPL là khả năng tự

mình chịu trách nhiệm về hành vi VPPL trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, chủ thể của VPPL phải là những người đã đạt tới một độ tuổi nhất định, không mắc bệnh tâm thần và các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình, có điều kiện lựa chọn và quyết định cách xử sự. Do đó, pháp luật chỉ quy định năng lực TNPL cho những người đã đạt được một độ tuổi nhất định, có khả năng lý trí và có tự do ý chí.

Tóm lại, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể

có năng lực TNPL thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

+ Cấu thành vi phạm pháp luật

Là một sự kiện pháp lý, vi phạm pháp luật được cấu thành bởi mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.

- Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Là những biểu hiện ra bên

ngoài của vi phạm pháp luật, bao gồm: Hành vi trái pháp luật; hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà nó gây ra cho xã hội.

Ngoài những yếu tố trên trong mặt khách quan của VPPL còn có các yếu tố khác như thời gian, địa điểm, phương tiện và công cụ vi phạm...

- Mặt chủ quan của VPPL: Là những biểu hiện tâm lý bên trong của

Lỗi của chủ thể VPPL: Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Khoa học pháp lý chia lỗi ra thành hai loại lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả.

Động cơ vi phạm: Động cơ được hiểu là động lực thúc đẩy chủ thể thực

hiện hành vi VPPL. Thông thường khi thực hiện hành vi VPPL chủ thể thường được thúc đẩy bởi một động cơ nào đó. Động cơ đó có thể là vụ lợi, trả thù, hay đê hèn...

Mục đích vi phạm: Mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ

của mình, chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi VPPL. Tuy nhiên, không phải khi nào kết quả mà chủ thể vi phạm đạt được trong thực tế cũng trùng hợp với mục đích mà chủ thể vi phạm mong muốn đạt được. Chẳng hạn, H chỉ muốn làm K đau (mục đích gây thương tích) nhưng kết quả thực tế K chết (cái chết của K nằm ngoài mong muốn của H).

- Chủ thể vi phạm pháp luật: Chủ thể VPPL có thể là cá nhân hoặc tổ

chức có năng lực chủ thể, nghĩa là theo quy định của pháp luật thì họ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi trái pháp luật của mình.

- Khách thể VPPL: Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ,

nhưng bị hành vi VPPL xâm hại. Những quan hệ xã hội khác nhau thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau, do vậy, tính chất và tầm quan trọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi VPPL.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương - qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)