Dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật đất đai

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của người quản lý đất đai - qua thực tiễn của tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36)

1. Đặt vấn đề

4.1.2. Dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật đất đai

- Có hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật đát đai là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai. Xâm phạm tới những khách thể được pháp luật bảo vệ. Để nhận biết một hành vi là trái pháp luật cần phải căn cứ những quy định của pháp luật và đôi khi căn cứ vào cả những phong tục tập quán của từng từng địa phương để xem xét hành vi nhất định.

Hành vi không thực hiện những quy định của pháp luật đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích của pháp luật đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích được giao, không áp dụng các biện pháp cải tạo, bồi bổ đất đai…hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai: giao đất vượt quá hạn mức, chuyển nhượng đất trái phép, vi phạm quy hoạch sử dụng đất đã được công bố, hủy hoại đất… Có thể khái quát rằng hành vi trái pháp luật đất đai được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, đi ngược lại những yêu cầu trong các quy định của pháp luật, có tác hại cho các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai

Cần phải lưu ý, việc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai, không được coi là hành vi trái pháp luật khi có liên quan đến việc thực hiện một mệnh lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do những sự kiện xảy ra ngoài ý chí và khả năng của người sử dụng đất.

- Yếu tố lỗi

Nếu hành vi trái pháp luật đất đai chỉ là dấu hiệu bên ngoài để xem xét hành vi đó có VPPL đất đai hay không thì lỗi chính là trạng thái tâm ý, là ý chí chủ quan của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm

Lỗi có thể là cố ý hoặc vô ý, thể hiện nhận thức của bản thân người vi phạm đối với hành vi và hậu quả của hành vi do họ gây ra. Vì thế sẽ không bị coi là có lỗi nếu người đó không nhận thức được hành vi của mình. Xét yếu tố lỗi một cách chính xác sẽ xác định được hình thức xử lý phù hợp nhất đối với một hành vi vi phạm. Hành vi trái pháp luật là sự thực hiện trên thực tế còn lỗi thể hiện mục đích cần đạt được của hành vi đó.

Khác với căn cứ để truy cứu TNPL đối với một hành vi vi phạm trong các loại quan hệ xã hội khác thì đối với hành vi VPPL đất đai, trong đa số các trường hợp chỉ cần hai dấu hiệu như trên là đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có những yếu tố như có thiệt hại thực tế xảy ra, có

mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Bởi vì, Luật đất đai điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp quá trình sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai, trong đó, Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền đại diện cho chủ sở hữu thực hiện quyền quản lý thống nhất đối với toàn bộ đất đai. Vì thế, mọi hành vi làm xâm hại đến quyền và lợi ích của Nhà nước đều là hành vi VPPL. Hơn nữa, đất đai là một tài sản đặc biệt mang tính tự nhiên. Thiệt hại là do hành vi vi phạm gây ra nhiều khi không biểu hiện rõ ràng nhưng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng và việc khắc phục hậu quả không chỉ thực hiện trong những khoảng thời gian cụ thể.

Ví dụ: Quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng

đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang mục đích nuôi trồng thủy sản mà không căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, có thể trên thực tế chưa có thiệt hại thực tế xảy ra xét duyệt, có thể trên thực tế chưa có thiệt hại thực tế xảy ra song hành vi đó đã xâm phạm đến quan hệ được pháp luật bảo vệ - biện pháp để thực hiện quyền đại diện cho chủ sở hữu khi điều tiết các quan hệ đất đai

Bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009) cũng có 2 Điều quy định về việc xử lý những người có hành vi vi phạm về đất đai như sau:

Điều 173. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

Người nào lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ ba mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.

Điều 174. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai

Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; b) Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Đất có diện tích rất lớn hoặc có giá trị rất lớn; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Đất có diện tích đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của người quản lý đất đai - qua thực tiễn của tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36)