Nguyên nhân chủ yếu của những mặt tích cực và hạn chế trong

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của người quản lý đất đai - qua thực tiễn của tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 68)

1. Đặt vấn đề

2.3. Nguyên nhân chủ yếu của những mặt tích cực và hạn chế trong

việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức

2.3.1. Nguyên nhân chủ yếu của những mặt tích cực - Về nguyên nhân khách quan

+ Hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về TNPL của công chức nói riêng đã và đang được nhà nước quan tâm hoàn thiện.

+ Do yêu cầu của việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế.

+ Do tác động từ phía dư luận xã hội.

- Về nguyên nhân chủ quan

+ Đại bộ phận công chức nước có phẩm chất đạo đức tốt.

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức pháp luật của đội ngũ công chức từng bước được nâng cao.

+ Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng và chính quyền trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.

2.3.2. Nguyên nhân chủ yếu của những mặt hạn chế - Về nguyên nhân khách quan

+ Do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường.

+ Công tác quản lý nhà nước còn bị buông lỏng và nhiều sơ hở; chức năng, nhiệm vụ, của các cơ quan quản lý nhà nước còn chồng chéo, không rõ ràng; thủ tục hành chính còn rườm rà; hệ thống pháp luật chưa đồng bộ.

+ Cơ chế chính sách, chế độ tiền lương và đãi ngộ của Nhà nước đối với đội ngũ công chức còn bất cập.

+ Pháp luật về cán bộ, công chức chưa đầy đủ, còn kẽ hở.

+ Nguyên tắc tổ chức, quan hệ trách nhiệm, chức trách và thẩm quyền xử lý công chức vi phạm chưa rõ ràng.

+ Chưa quan tâm nghiên cứu khoa học về lĩnh vực tổ chức và cán bộ. Đội ngũ làm công tác cán bộ chưa được chú trọng.

- Về nguyên nhân chủ quan

+ Tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, công chức chưa cao.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ, thường xuyên và còn kém hiệu quả.

+ Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội trong việc xử lý công chức vi phạm còn nhiều bất cập.

+ Công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ công chức, cũng như thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan còn hình thức.

+ Công tác tổng hợp, xử lý các số liệu liên quan đến trách nhiệm pháp lý của cán bộ, công chức chưa được chú trọng.

+ Tư tưởng, nhận thức, ý thức không tốt còn tồn tại trong một bộ phận đội ngũ công chức ở các cấp, các ngành.

+ Công chức chưa được giáo dục thường xuyên và nghiêm túc về ý thức trách nhiệm, bổn phận trong thi hành công vụ.

+ Công tác bố trí, sử dụng, đánh giá đề bạt cán bộ còn nhiều tồn tại, chậm đổi mới, nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý không đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Nhiều công chức chưa nắm vững quy định của pháp luật, năng lực vận dụng pháp luật vào công tác đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm còn yếu.

2.4. Tình hình quản lý về đất đai tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý 160 – 16, 800 vĩ bắc và 107,80 – 108,200 kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía đông được giới hạn bởi biển Đông. Diện tích tự nhiên 5.053,99km2, dân số năm 2011 là 1.103.136 người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước. Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên Huế có Thành phố huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và 6 huyện với 152 xã, phường, thị trấn(1)

Thừa Thiên Huế vừa là nơi giàu thắng cảnh, vừa là địa bàn đa văn hóa, quy tụ nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, công trình kiến trúc độc đáo và bảo tồn không ít giá trị văn hóa phi vật thể khác nhau(2). Theo kết luận 48 – KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, Thừa Thiên Huế đang phấn đấu trong vài năm tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm văn hóa, du lịch, trung tâm khoa học, công nghệ, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của miền Trung và cả nước, là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, là trọng điểm về quốc phòng, an ninh của quốc gia

Trong những năm gần đây Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có

1 Gồm 39 phường, 8 thị trấn và 105 xã

bước phát triển tương đối nhanh và khá toàn diện: Kinh tế tăng trưởng ở mức cao và ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng và tích cực. Tổ chức thực hiện có kết quả các chương trình, dự án trọng điểm, nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng. Thu hút đầu tư nước ngoài, giá trị sản xuất hàng hóa các ngành dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục tăng mạnh. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.

2.5. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai thể hiện trong các nội dung sau

- Đến nay trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hoàn thiện công tác xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp quy, tạo khuôn khổ pháp lý để thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai. Với phương châm cụ thể hóa, bổ sung sửa đổi kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương trên cơ sở căn cứ Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực, đến nay, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về cấp Giấy chứng nhận QSDĐ như: các chỉ thị về đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, các quyết định ban hành quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất ở có vườn ao cho hộ gia đình, cá nhân, quy định ghi nợ tiền sử dụng đất để cấp giấy CNQSDĐ ở, quy định về thủ tục thừa kế để cấp giấy CNQSDĐ ở, quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất…), quyết định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh,…

Công tác kiểm tra, rà soát các văn bản ban hành đã được tích cực triển khai góp phần nâng cao chất lượng ban hành văn bản, tăng cường hiệu quả công tác quản lý văn bản nhà nước, xây dựng được hệ thống quy phạm pháp luật tương đối hoàn chỉnh, chi tiết, cụ thể, rõ ràng, đề cập mọi quan hệ đất đai

phù hợp với thực tế, đặc biệt là đã thể hiện những quan điểm đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Triển khai Đề án đơn giản hóa TTHC giai đoạn I, UBND tỉnh đã ban hành quyết định công bố 1.623 TTHC áp dụng tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, Giai đoạn II, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thông qua phương án đơn giản hóa 1.815 TTHC thực hiện trên địa bàn tỉnh(3). Trên lĩnh vực đất đai cấp tỉnh rà saots 94 thủ tục(4).

Năm 2007, tỉnh tổ chức rà soát và ban hành danh mục thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh gồm 544 TTHC, trong đó: 145 thủ tục buộc thẩm quyền của UBND tỉnh, 350 TTHC thuộc thẩm quyền các sở, ban, ngành cấp tỉnh và 49 TTHC thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện. Năm 2008, tiến hành rà soát thống kê các quy trình giải quyết công việc theo cơ chế một cửa ở tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện. Ban hành 30 quyết định, quy định việc tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa tại 21/21 đơn vị cấp tỉnh và tại 9/9 đơn vị cấp huyện với 956 danh mục TTHC (trong đó tại cấp tỉnh có 54 thủ tục và cấp huyện cso 17 – 21 thủ tục thuộc lĩnh vực đất đai). Các quy định được ban hành đã rút ngắn thời gian giải quyết TTHC từ 5 đến 10 ngày ở các lĩnh vực xây dựng, đất đai.

- UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan lập kế hoạch và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. Các cơ quan thông tấn, báo chí,… có nhiều tin, bài phản ánh về hoạt động CCHC. Đài phát thanh truyền hình tỉnh duy trì chuyên mục CCHC phát sóng vào thứ 3 hàng tuần (từ năm 2005 đến nay). Báo Thừa Thiên Huế, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Huế cũng có chuỗi các bài, phóng sự phổ

3 Trong đó tại cấp tỉnh có 94 thủ tục, cấp huyện có 43 thủ tục, cấp xã có 28 thủ tục thuộc lĩnh vực đất đai

biến, tuyên truyền CCHC ở địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức 5 lần giao lưu trực tuyến về giải đáp thắc mắc trong lĩnh vực đất đai. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn được duy trì thường xuyên thông qua phát huy tốt vai trò Trung tâm hỗ trợ pháp lý, Hội luật gia tỉnh, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân các cấp, đặc biệt là ở khu dân cư.

- Thực hiện Nghị quyết 04/NQCĐ-HĐND ngày 04/11/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, UBND tỉnh đã triển khai đo vẽ bản đồ và lập hồ sơ địa chính ở 98 xã còn lại, với tổng diện tích đất tự nhiên là 412.503 ha. Đến nay đã hoàn thành việc xác định địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính ở các cấp, hoàn thành lập bản đồ hành chính ở cấp tỉnh(5).

Nhờ áp dụng công nghệ GPS, công nghệ đo đạc điện tử, các phần mềm ứng dụng trong công tác đo đạc địa chính, lập hồ sơ địa chính nên với tổng diện tích tự nhiên là 503.320,6 ha, đến nay tỉnh đã đo đạc 486.021,1 ha, trong đó đo đạc chính quy đạt 95%

- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

+ Sau khi Luật đất đai năm 2003 ra đời và có hiệu lực, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ra Nghị quyết và giao UBND tỉnh triển khai, thực hiện lập điều chỉnh(6) quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 – 2010) và được Chính phủ thông qua theo Nghị quyết số 19/NQ – TTg ngày 29/08/2006. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, đến năm 2010 đã hoàn thành 100% đơn vị cấp huyện được phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2010. Đối với cấp xã đã lập và phê duyệt được 92/105 xã.

+ Để đẩy nhanh tiến độ công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của 3 cấp tỉnh, huyện, xã,

5 Lập lưới tọa độ địa chính cấp I tại 540 điểm, lưới tọa độ địa chính cấp II tại 940 điểm, đo vẽ và lập bản đồ tỷ lệ ½.000 đối với 51.409 ha, đo vẽ và lập bản đồ từ bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000 đối với 361.094 ha.

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 197/QĐ – UBND về việc phê duyệt đề cương và dự toán quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất thời kỳ đầu 2011 – 2015 tỉnh Thừa Thiên Huế, thành lập Ban chỉ đạo Quy hoạch đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đát 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Thừa Thiên Huế, đăng ký, phân khai tạm thời chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành các cấp trên địa bàn tỉnh. Hiện cấp tỉnh đã báo cáo Hội đồng thẩm định quốc gia, đang chỉnh sửa, giải trình và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ phê duyệt. Cấp huyện đang xây dựng đề cương, tiến hành lập quy hoạch. Một số xã, thị trấn (thuộc huyện Phú Vang, A Lưới,…) đã tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, số xã còn lại đang tiến hành lồng ghép với việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới(7) trên tinh thần sử dụng, thừa kế những kết quả các quy hoạch liên quan đã có để lồng ghép kết hợp xây dựng quy hoạch xã nông thôn mới một cách đồng bộ và hiệu quả

Qua thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đã cơ cấu lại việc sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn, hạn chế việc chuyển đất lúa nước, đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác.

- Trong những năm qua, việc thu hồi đất, giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh luôn thực hiện đúng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật đất đai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh(8), từng bước hình thành các khu đô thị, khu dân cư có tính chất đô thị cao (như Khu đô thị An Cựu City, Đông nam Thủy An,…), tạo ra một diện mạo mới cho đô thị đồng

7 Mục tiêu công tác quy hoạch NTM của TT Huế là tập trung hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM đối với các xã điểm trước ngày 15/2/2012 và hoàn thành phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM đối với các xã còn lại trước ngày 15/03/2012

thời từng bước đô thị hóa nông thôn, góp phần quan trọng trong việc tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh(9).

Việc xây dựng, thẩm định, xét duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đều đảm bảo công khai, dân chủ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có đất bị thu hồi nên trường hợp khiếu kiện không nhiều

- Thực hiện Luật đất đai năm 2003, đến nay UBND tỉnh ban hành khá đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông”, đã thành lập Văn phòng đăng ký QSDĐ trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và 9 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố, thị xã. Qua đó, đã góp phần giải quyết tốt các nội dung công việc có liên quan đến người sử đụng đất.

Song song với thực hiện Đề án tổ chức thực hiện “đồn điền, đổi thửa” khắc phục tình trạng phân tán, manh mún ruộng đất trong nông nghiệp và cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ cho các hộ sử dụng đất nông nghiệp, đến nay toàn tỉnh đã cấp 99% diện tích đất nông nghiệp. Đối với đất lâm nghiệp, toàn tỉnh đã cấp được trên 22.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Có 94% hộ gia đình, cá nhấn sử dụng đất ở đô thị và nông thôn được cấp giấy chứng nhận trên tổng số hộ đủ điều kiện cấp giấy.

- Hằng năm, UBND tỉnh đã tổ chức thống kê đất đai. Riêng năm 2005

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của người quản lý đất đai - qua thực tiễn của tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 68)