THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 45)

- Nguyên tắc 9: Bảo vệ người cung cấp thông tin.

3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN

3.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN THÔNG TIN

Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều điều kiện lịch sử. Quyền lực Nhà nước mãi cho đến thời kỳ hiện nay mới được khẳng định là của công cộng, của chung. Cả một thời kỳ dài của chế độ phong kiến với nhận thức phổ quát quyền lực Nhà nước là của riêng Nhà vua, quyền được thông tin các công việc nhà nước không thể hình thành.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, đất nước ta bước vào thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm. Trong các cuộc kháng chiến, bảo mật thông tin luôn

là một trong những yêu cầu quan trọng. Các phong trào không nói, không biết,

không tin trong những giai đoạn kháng chiến được coi là "kế sách kháng

chiến". Rồi trong thời kỳ nền kinh tế được điều hành theo cơ chế tập trung, bao cấp, chúng ta cũng chỉ có thông tin từ một phía. Trong các giai đoạn lịch sử ấy, hầu như chỉ có luồng thông tin tuyên truyền một chiều từ Trung ương, Nhà nước xuống cho người dân. Người dân luôn là người bị động, chỉ tiếp thu các nguồn thông tin chính thức của Nhà nước.

Đến Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 chưa có quy định về quyền được thông tin mà chỉ có ở quy định của Hiến pháp năm 1992 hiện hành:

Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)

Điều 69 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin... theo quy định của pháp luật" [30]. Điều 69 Hiến pháp năm 1992 quy định quyền được thông tin của công dân gắn liền với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Thực chất quyền

tự do ngôn luận là quyền tự do đưa ra chính kiến hay ý kiến cá nhân về vấn đề nào đó của đất nước, xã hội hay về tình hình thế giới. Nhưng quyền này chỉ có thể được thực hiện, bảo đảm khi những chính kiến, ý kiến đó được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong những ấn phẩm khoa học hay trên những diễn đàn với quy mô khác nhau. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí như là sự biểu hiện của quyền thông tin của công dân.

Bên cạnh việc quy định quyền được thông tin của công dân, Hiến pháp cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước cung cấp những thông tin cho cá nhân, tổ chức về hoạt động của mình. Điều 114 Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời quy định Thủ tướng có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết. Nghĩa vụ này của Thủ tướng là nhằm đáp ứng quyền được thông tin của công dân, tổ chức.

Khi Hiến pháp khẳng định quyền được thông tin của công dân thì quyền này cũng đồng thời được cụ thể hóa trong những đạo luật chuyên ngành và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật dưới hình thức liệt kê các vấn đề mà cơ quan nhà nước phải công khai.

Luật Báo chí năm 1989, sửa đổi năm 1999

Luật Báo chí đã quy định: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí (Điều 2). Công dân có quyền được thông tin qua báo chí về mọi mặt; được quyền gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin; được quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; được quyền tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước; được quyền góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối

với các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Luật cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan báo chí là đăng, phát sóng tác phẩm, kiến nghị của công dân; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do; trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; cung cấp thông tin cho báo chí vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các cơ quan, công chức nhà nước.

Cụ thể hóa Luật báo chí, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2002 quy định chi tiết việc thi hành Luật Báo chí. Theo Nghị định này, nhà báo có quyền đến cơ quan, tổ chức,... để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí, được thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các đại hội và hội nghị công khai, các cuộc mít tinh đón tiếp khách của Đảng, Nhà nước,...; được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai,...

Ngoài các hình thức yêu cầu cung cấp thông tin một cách trực tiếp và thông qua báo chí, công chúng còn có thể đưa ra yêu cầu tiếp cận với thông tin của các cơ quan nhà nước qua một số kênh khác như thông qua các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, hoặc qua các cuộc họp dân, hay thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đây là những kênh gián tiếp nhưng thực tế cho thấy vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền tìm kiếm thông tin ở nước ta vì đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn còn chưa quen với việc gửi đơn trực tiếp yêu cầu các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002

Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, chủ trương từng bước công khai các bản án, phán quyết của Tòa án đã xây dựng nền tảng cho việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan tư pháp. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 xác định nguyên tắc: Tòa án

xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ (Điều 7).

Các quy định pháp luật về tố tụng và thi hành án như quy định về quy trình thụ lý và giải quyết các vụ án, quy định việc cung cấp thông tin cho các đương sự trong vụ kiện dân sự, quy định công khai, minh bạch trong quá trình tranh tụng, quy định cho phép luật sư được tiếp cận với vụ án cũng như sao chụp các tài liệu phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp... đã thể hiện nghĩa vụ công khai, minh bạch hoạt động tư pháp trong thời gian qua.

Hạn chế lớn nhất trong công khai, minh bạch hoạt động trong lĩnh vực tư pháp hiện nay là các cơ quan tư pháp chưa chủ động niêm yết, công bố công khai, rộng rãi thủ tục, trình tự trong hoạt động tư pháp nên người dân gặp khó khăn khi yêu cầu cơ quan tư pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Luật Kế toán năm 2003

Điều 32, Luật Kế toán quy định nội dung công khai báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

Luật Xuất bản năm 2004

Luật xuất bản quy định cho phép các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức khác được thành lập nhà xuất bản (Điều 11) và cho phép các nhà xuất bản được liên kết với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, cá nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về in hoặc phát hành xuất bản phẩm và tổ chức có tư cách pháp nhân để tổ chức bản thảo, in và phát hành từng xuất bản phẩm (Điều 20). Luật này quy định rõ:

i) Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả;

ii) Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.

iii) Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Luật Kiểm toán năm 2005

Luật Kiểm toán quy định: công khai báo cáo kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán (Điều 58). Báo cáo kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước sau khi trình Quốc hội được công bố công khai theo quy định của pháp luật. Điều 59 của Luật quy định: công khai báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán. Báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán sau khi phát hành được công bố công khai cùng với báo cáo tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Kế toán.

Nghị định số 90/2006 ngày 13/9/2006 quy định chi tiết hướng dẫn Luật Nhà ở năm 2005

Nghị định có quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền công bố công khai danh mục các dự án phát triển nhà ở thương mại.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

Điều 104 Luật Bảo vệ môi trường quy định công khai thông tin, dữ liệu về môi trường trừ những thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bao gồm: báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; cam kết bảo vệ môi trường đã đăng kí...

Thực hiện quy định của Luật Bảo vệ môi trường, hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường đều xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia

trình Quốc hội nhằm cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về tình hình môi trường Việt Nam. Theo quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2005, báo cáo hiện trạng môi trường được tiến hành 5 năm 1 lần, hàng năm tiến hành báo cáo môi trường chuyên đề, trong đó tập trung vào các vấn đề nóng, bức xúc mà dư luận quan tâm. Năm 2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành báo cáo môi trường quốc gia về "Chất lượng nước ba lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy và Đồng Nai - Sài Gòn", xây dựng báo cáo "Hiện trạng môi trường không khí đô thị 2007".

Cùng với sự phát triển của ngành môi trường, các kênh thông tin phục vụ việc tiếp cận của người dân cũng đa dạng và phong phú hơn. Ngoài việc tìm hiểu các thông tin qua đài báo của Trung ương, địa phương, các báo ngành, các trang web có liên quan trong lĩnh vực môi trường, người dân còn có thể tham gia, phản ánh trực tiếp các kiến nghị của mình thông qua các buổi giao lưu trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương. Có thể nói đây là một cách làm mới, tỏ ra rất hiệu quả trong việc đưa các thông tin về môi trường đến với người dân.

Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2005

Tại Điều 6 Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí quy định các lĩnh vực công khai bao gồm phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước; tài sản và kế hoạch mua sắm, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước;...

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005

Luật Phòng chống tham nhũng quy định nội dung, nguyên tắc công khai, minh bạch tại Điều 11: Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ.

Hình thức công khai theo quy định của Luật này bao gồm công bố tại cuộc họp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; phát hành ấn phẩm; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên trang thông tin điện tử; cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngoài những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai.

Từ Điều 13 đến Điều 30 quy định 18 nội dung các lĩnh vực, cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ công quyền phải công khai như: trong lĩnh vực mua sắm công và xây dựng cơ bản; trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản; về tài chính và ngân sách nhà nước; trong việc huy động và quản lý sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ; trong quản lý doanh nghiệp nhà nước; trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; trong kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của nhà nước, trong quản lý, sử dụng đất...

Luật Phòng chống tham nhũng, tại Điều 31 đã quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, theo đó, cơ quan công cộng, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm và niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức yêu cầu biết và nêu rõ lý do. Tại Điều 32 của Luật nói trên đã quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân, theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác có quyền yêu cầu người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi mình làm việc cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ

chức, đơn vị đó (Khoản 1 Điều 32). Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó (Khoản 2 Điều 32). Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, người được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu biết và nêu rõ lý do (Khoản 3 Điều 32). Điều 33 quy định công khai báo cáo hàng năm về kết quả công tác đấu tranh chống tham nhũng.

Thực tế hiện nay là mặc dù Luật Phòng chống tham nhũng đã quy định nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của công dân, nhưng tình trạng cơ quan nhà nước không trả lời bằng văn bản hoặc từ chối cung cấp mà không có lý do chính đáng vẫn còn phổ biến và chưa có biện pháp xử lý.

Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007

Pháp lệnh quy định: Các chính quyền cơ sở phải có trách nhiệm công

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)