KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ.

Một phần của tài liệu thực tập chuyên đề tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu lợn con giai đoạn từ 160 ngày tuổ (Trang 46)

4.1. Kết luận.

- Gia súc nuôi tại xã Kiên Thành mắc nhiều bệnh khác nhau, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng liệu trình, thì tỷ lệ khỏi khá cao.

- Tỷ lệ lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi mắc bệnh sưng phù đầu ở xã Kiên Thành là 14,4% (tổng số con điều tra là 360 con số con mắc bệnh là 52 con). Mỗi giai đoạn tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh là khác nhau. Lợn con ở giai đoạn từ 36-60 ngày tuổi tỷ lệ mắc bệnh nhìn chung là cao nhất qua cả 3 lần theo dõi. Lợn từ 1-10 ngày tuổi tỷ lệ mắc bệnh nói chung thấp nhất trong các lần theo dõi.

- Hiệu quả điều trị của 3 loại thuốc mà em tiến hành thí nghiệm là khá cao. Vì vậy khi điều trị bệnh sưng phù đầu nên sử dụng Genorfcoli vì đây là thuốc có hiệu quả điều trị khỏi bệnh cao nhất mà thời gian điều trị ngắn.

4.2. Đề nghị.

Để hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ gia súc mắc bệnh, đặc biệt bệnh sưng phù đầu lợn con giai đoạn từ 1-60 ngày tuổi thì em có 1 số đề nghị với địa phương như sau:

Thường xuyên quét dọn thu gom rác thải, chất bẩn để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Cán bộ thú y, khuyến nông xã cần mở các lớp tập huấn về công tác chăn nuôi, thú y cho người dân về quy trình chăn nuôi, chăm sóc lợn nái chửa và lợn con một cách thường xuyên.

-Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tiêm phòng định kỳ và đầy đủ cho đàn vật nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Trong thời gian thực tập vẫn còn nhiều hạn chế phạm vi số lượng nghiên cứu thực hiện chưa rộng, đối tượng nghiên cứu chưa nhiều nên gặp nhiều hạn chế và thiếu sót. Vì vậy kết quả đề tài mà em thu được còn hạn chế. Do vậy để có kết quả cao và chính xác hơn nữa về đề tài này em đề nghị với nhà trường, xã Kiên Thành tiếp tục tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các bạn sinh viên khoá sau tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này để thu được kết quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Tài liệu trong nước I. Tài liệu trong nước

1. Nguyễn Xuân Bình, Nguyễn Ngọc Hải, (2001) “Tình hình bệnh sưng phù đầu ở tỉnh ta và biện pháp phòng trị”. Tạp san khoa học công nghệ và môi trường Cao Bằng số 4.

2. Hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn con cao sản- Nhà xuất bản NN 1999. 3. Nguyễn Như Pho, 2001.

4. Nguyễn Xuân Bình và cộng sự: “Bệnh sưng mắt co giật, phù nề, phòng trị lợn nái, lợn con, lợn thịt”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, 2002.

5. Bùi Xuân Đồng: “Bệnh sưng phù đầu do Eschieriachia gây nên ở lợn con của Hải Phòng và biện pháp phòng chống”. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y số 3 năm 2002.

6. Nguyễn Đức Lưu và cộng sự: “Bệnh ỉa chảy và phù thũng sau cai sữa ở lợn con”. “Một số bệnh quan trọng ở lợn”- Nhà xuất bản văn hoá thông tin Hà Nội, 2002.

7. Nguyễn Ngọc Nhiên và cộng sự, 2006. 8. Tú Quang Ngọc, 1963.

9. Lê Văn Phước: “ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu lợn con”, 1997.

10. Đào Trọng Đạt: “Bệnh thường gặp ở heo con”.

11. Nguyễn Thị Nội: “Các chủng E.coli gây bệnh đường tiêu hoá ở lợn con” nhà xuất bản Nông Nghiệp, 1984.

12. Nguyễn Ngọc Hải và Tô Minh Châu: “Bước đầu phân lập và định danh E.coli gây bệnh phù đầu ở lợn con sau cai sữa”. Tập san khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp số 3 năm 2001.

13. Cù Hữu Phú và cộng sự, 2001. 14. Lê Văn Tạo, 1990.

Một phần của tài liệu thực tập chuyên đề tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu lợn con giai đoạn từ 160 ngày tuổ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w