0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Phòng bệnh

Một phần của tài liệu THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ TỶ LỆ MẮC BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ 160 NGÀY TUỔ (Trang 34 -34 )

b. So sánh hiệu lực của 3 loại thuốc điều trị bệnh sưng phù đầu.

3.1.2.1. Phòng bệnh

Phòng bệnh tốt không chỉ là tiêm phòng mà phải được thực hiện tốt các khâu vệ sinh chuồng trại như: rắc vôi tẩy uế, phun thuốc sát trùng xung quanh tường chuồng trước khi nhập mới và sau khi xuất chuồng 7-10 ngày. Công việc

này phải được thực hiện thường xuyên và định kỳ 15- 20 ngày lại phun 1 lần, có như vậy thì khâu phòng bệnh mới tốt.

- Tham gia vệ sinh chuồng trại, cơ sở chăn nuôi.

Chuồng trại là 1 yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của con vật. Nếu chuồng trại ẩm thấp không hợp vệ sinh thì ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh cho con vật. Vì vậy trong thời gian thực tập tại địa phương trong quá trình đi tiêm phòng và điều trị bệnh em đã tham gia hướng dẫn cho bà con cách xây dựng chuồng trại và bố trí hướng chuồng nuôi nhằm đảm bảo hợp vệ sinh như:

Hướng chuồng xây dựng theo hướng Đông- Nam nhằm đảm bảo thông thoáng, ấm mùa đông mát mẻ tránh được gió lùa.

Nền chuồng lát gạch hoặc láng ximăng nhưng không được quá nhẵn, độ dốc thích hợp 3-50C

Xây dựng hệ thống máng ăn, máng uống phù hợp nhằm đảm bảo vệ sinh, khu chứa đựng phân, nước tiểu riêng…

Đối với các trại chăn nuôi không nên xây dựng trại gần nơi đông người qua lại như: chợ, trường học và phải có hệ thống xử lý phân, chất thải hợp lý tránh ô nhiễm môi truờng.

Trong thời gian thực tập em đã tham gia hướng dẫn xây dựng chuồng trại cho 1số hộ gia đình như: Lý Văn Kót , chú Vi Văn Vàng thôn Đèo Cạn .

- Kết quả tiêm phòng trong thời gian thực tập.

Thực hiện kế hoạch công văn của trạm thú y huyện Lục Ngạn về công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi. Đầu năm 2012 vừa qua xã đã thực hiện tiêm phòng vaccine phòng 1 số bệnh cho lợn, trâu, bò, gia cầm. Các loại vaccine được sử dụng trong đợt tiêm phòng này là: vaccine tụ huyết trùng, dịch tả, dại,vaccine cúm gia cầm H5N1.

Tiêm phòng các loại vaccine với liều dùng như sau: Trâu, bò: Tụ huyết trùng : 2 ml/ con.

Lợn : Tụ huyết trùng : 2 ml/ con. Dịch tả : 1 ml/ con. Gia cầm: Gà < 35 ngày tuổi : 0,1 ml/ con. > 35 ngày tuổi : 0,5 ml/ con. Vịt < 35 ngày tuổi : 0,5 ml/ con. > 35 ngày tuổi : 1 ml/ con.

Bảng 3: Kết quả tiêm phòng gia súc, gia cầm trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại xã Kiên Thành- Lục Ngạn- Bắc Giang.

Loại gia súc, gia cầm Loại vaccine Liều lượng (ml/ con)

Số được tiêm ( con)

Tụ huyết trùng 2 Nái Dịch tả 1 325 Tụ huyết trùng 2 Thịt Dịch tả 1 3716 Tụ huyết trùng 2 Đại gia súc Trâu Tụ huyết trùng 2 175 Bò Tụ huyết trùng 2 18 Gia cầm Gà H5N1 0,1-0,5 18937 vịt H5N1 0,5-1 1126 Gia súc khác Chó, mèo Dại 1 1350 Nhận xét:

Qua đợt tiêm phòng tại xã Kiên Thành trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã thu được kết quả tiêm phòng của bản thân là khá cao. Do sự chỉ đạo tận tình của trưởng thú y xã đã giúp em có thêm kinh nghiệm thực tế và không còn bỡ ngỡ trong quá trình tiêm.

Một phần của tài liệu THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ TỶ LỆ MẮC BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU LỢN CON GIAI ĐOẠN TỪ 160 NGÀY TUỔ (Trang 34 -34 )

×