0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Đàm phán, kí kết thoả thuận cuối cùng và thực hiện mua bán, sáp nhập

Một phần của tài liệu SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, MUA BÁN (M& A) GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỜI KÌ PHỤC HỒI KINH TẾ (Trang 25 -25 )

CHƯƠNG 1 (M&A) NGÂN HÀNG

1.7 Đàm phán, kí kết thoả thuận cuối cùng và thực hiện mua bán, sáp nhập

mua bước vào vòng đàm phán thoả thuận cuối cùng với ngân hàng bán. Thoả thuận cuối cùng sẽ được lập thành một hợp đồng mua bán. Mục tiêu của hợp đồng này là qui định chi tiết và có tính bắt buộc thi hành với tât cả các bên về các vấn đề trong giao dịch như vấn đề tài chính, cơ cấu, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia. Sau khi hơp đồng đã kí kết, các bên sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý cần thiết cho thương vụ này. Các thủ tục pháp lý bao gồm việc trình Đại hội đồng cổ đông mỗi bên về phương án mua bán, sáp nhập bao gồm nội dung về mua bán, sáp nhập, huy động vốn… và cuối cùng là lập hồ sơ về việc mua bán, hợp nhất trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

Khi hoàn tất được các thủ tục pháp lý, các bên tham gia sẽ tiến hành hoạt động mua bán, sáp nhập. Thông thường mức giá mua bán sáp nhập (gồm mức giá bằng tiền trả cho mỗi cổ đông hoặc tỉ lệ hoán đổi cổ phiếu của hai ngân hàng) sẽ được thông qua tại đại hội cổ đông và nêu trong các hồ sơ pháp lý sẽ là mức giá nguyên tắc. Mức giá thực tế sẽ do Hội đồng quản trị quyết định phụ thuộc vào tình hình thực tế thị trường. Trên cơ sơ thống nhất lợi ích của các bên tham gia việc mua bán, sáp nhập được tiến hành. Các công văn pháp lý tiếp theo như: bố cáo về ngân hàng mới, gửi thông báo đến các khách hàng, thực hiện đăng kí kinh doanh … sẽ được khẩn trương thực hiện để hoàn tất thương vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng.

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động M&A ngân hàng.

1.1 Nhân tố chủ quan

Thị trường tài chính tiền tệ là một môi trường kinh doanh có thể tạo ra nhiều lợi nhuận song cũng mang tích cạnh tranh cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong bối cảnh bùng nổ hoạt động của các nhân hàng, nội lực thực sự của nhiều ngân hàng nhỏ suy kiệt đến mức báo động và vào thời điểm hiện tại thị trường tài chính tiền tệ còn nhiều thử thách mà tự thân các ngân hàng khó vượt qua nổi. Do đó các ngân hàng tự tìm đến giải pháp M&A là một tất yếu khách quan giúp các ngân hàng nhỏ đứng vững trước dòng nước chảy siết. Hơn nữa khi ngân hàng có ý muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thì M&A chính là giải pháp hàng đầu bởi nó hiệu quả cao, tiết kiệm được thời gian, chi phí trong khi tận dụng được lợi thế cạnh tranh của các bên.

1.2 Nhân tố khách quan

Áp dụng mô hình PEST đánh giá những tác động của môi trường vĩ mô đến hoạt động M&A :

+ Political (Thể chế- Luật pháp)

Đối với mọi hoạt động kinh doanh nói chung và đối Hoạt động ngân hàng nói riêng đều nhạy cảm với tình hình chính trị của mỗi quốc gia. Các yếu tố về thể chế, pháp luật có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động trong lĩnh vực tài chính trong đó có hoạt động M&A. Một nền chính trị ổn định, không sảy ra các yếu tố gây xung đột sẽ tạo tâm lý ổn định cho các nhà đầu tư. Các chính sách, qui định, đạo luật liên quan đến hoạt động M&A như luật ngân hàng, luật doanh nghiệp, luật đầu tư hay luật cạnh tranh…. nếu được xem xét xây dựng một cách có khoa học, đầy đủ, rành mạch sẽ tạo một khung pháp lý vững chắc thúc đẩy hoạt động thâu tóm sáp nhập phát triển.

+ Economics(kinh tế)

Không chỉ riêng ngành ngân hàng –tài chính mà tất cả các ngành, lĩnh vực kinh doanh đều dựa trên các yếu tố kinh tế để đưa ra quyết định đầu tư. Là một lĩnh vực nhạy cảm với tình hình sức khoẻ của nền kinh tế. Nên khi có bất cứ tác động tích cực hay tiêu cực của kinh tế vĩ mô cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành tài chính-ngân hàng nói chung và hoạt động M&A ngân hàng nói riêng. Bất kì nền kinh tế nào cũng có chu kì. Trong mỗi giai đoạn nhất định các nhà

đầu tư sẽ có những quyết định về hoạt động thâu tóm sáp nhập ngân hàng phù hợp riêng cho mình. Trong khủng hoảng, các thương vụ dường như trầm lắng hơn nhưng khi nền kinh tế phục hồi là lúc “thiên thời địa lợi” cho hoạt động M&A trỗi dậy hoạt động mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các yếu tố tác động đến nền kinh tế như mức lãi suất, lạm phát, tỷ giá hay các chính sách phát kinh tế của chính phủ:Luật tiền lương cơ bản, chiến lược phát triển kinh tế, các chính sách ưu đãi…hoặc các chỉ số như tốc độ tăng trưởng, mức độ gia tăng GDP, tỷ suất GDP/vốn đầu tư…. Mặc dù không tác động trực tiếp đến hoạt động M&A song lại là những yếu tố quan trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh ổn định thúc đẩy hoạt động thâu tóm sáp nhập ngân hàng phát triển.

+ Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội)

Mỗi quốc gia vùng lãnh thổ có những giá trị văn hoá và các yếu tố xã hội đặc trưng và những yếu tố này là đặc điểm của khách hàng ở khu vực đó. Những giá trị văn hoá là những giá trị làm nên một xã hội có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển chính vì thế các yếu tố văn hoá thường được bảo vệ. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận cùng với quá trình toàn cầu hoá sâu và rộng là những giao thao văn hoá của các nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Sự giao thoa này sẽ làm thay đổi cách sống, tâm lý tiêu dùng và tạo ra tham vọng phát triển cho tất cả các ngành. Trong hoạt động M&A trong ngân hàng khi nắm rõ yếu tố văn hoá xã hội của mỗi quốc gia sẽ giúp đỡ rất nhiều cho ngân hàng thâu tóm trước, trong và sau khi thương vụ hoàn thành. Trước khi thực hiện, các ngân hàng sẽ phải phân tích tìm hiểu kĩ lưỡng thói quen sử dụng dịch vụ tài chính, khả năng tiếp nhận các dịch vụ mới hay niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng mục tiêu từ đó đưa ra quyết định có nên thực hiên thương vụ hay không?Trong quá trình thực hiên giao dịch đàm phán với ban lãnh đạo ngân hàng mục tiêu, nắm rõ yếu tố văn hoá, tránh mọi hiểu nhầm trong giao tiếp, ứng xử là một bước tiến dài để đi đến một thương vụ đàm phán thành công. Khi thương cụ M&A đã hoàn thành thì văn hoá lại có vai trò quan trọng quyết định tương lai của ngân hàng mới đó chính là văn hoá doanh nghiệp. Một sự hiểu biết sâu sắc về văn hoá xã hội bản địa sẽ giúp Ban lãnh đạo ngân hàng mới đưa ra chiến lược hoà hợp hai nền văn hoá doanh nghiệp nhằm tạo một khối đoàn kết vững mạnh đảm bảo cho ngân hàng mới tồn tại và phát triển.

+ Technological(công nghệ)

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, vấn đề công nghệ hiên đại trở thành vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh nói chung và nói riêng với các ngân hàng. Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã giúp ngành ngân hàng đổi mới được cơ cấu quản lý tổ chức, phát triển được các dòng sản phẩm dịch vụ tiện ích như ATM, thanh toán trực tuyến, Mobile banking, Internet banking…. đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đảm bảo an toàn tối đa cho người gửi tiền. Dự đoán trong những năm tới làn sóng công nghệ vẫn còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa điều này rất có lợi cho hoạt động sáp nhập thâu tóm ngân hàng bởi lẽ sau khi sáp nhập, ngân hàng mới sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn do dữ liệu hai hệ thống không ăn khớp gây nên tình trạng mất mát, sai lệch dữ liệu. Ngoài ra khi mạng lưới kinh doanh mở rộng thì việc quản lý cũng khó khăn hơn nhiều đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn từ phía ngân hàng để nâng cấp, đổi mới hệ thống.

Kết luận chương 1

Chương 1 cho ta cái nhìn tổng quan về hoạt động sáp nhập, hợp nhất mua lại ngân hàng. Sơ lược về các bước tiến hành hoạt động M&A, những lợi ích cũng như hạn chế của hoạt động này đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó giúp các ngân hàng hiểu một cách sâu sắc hơn về thương vụ này nhằm đưa ra những bước đi đúng đắn phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng mình.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, MUA BÁN (M& A) GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỜI KÌ PHỤC HỒI KINH TẾ (Trang 25 -25 )

×