Việt Nam trong các tranh chấp thƣơng mại quốc tế trƣớc khi vào WTO

Một phần của tài liệu Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO (Trang 65)

5. Bố cục của luận văn

3.1 Việt Nam trong các tranh chấp thƣơng mại quốc tế trƣớc khi vào WTO

3.1 Việt Nam trong các tranh chấp thƣơng mại quốc tế trƣớc khi vào WTO WTO

Trƣớc khi là thành viên của WTO, Việt Nam đã phải đƣơng đầu với khá nhiều vụ tranh chấp thƣơng mại quốc tế. Tổng số vụ tranh chấp thƣơng mại quốc tế mà Việt Nam phải đối phó trong thời gian qua lên đến gần 30 vụ, trong đó đa phần là các vụ kiện chống bán phá giá và Việt Nam thƣờng là bên bị kiện. Riêng trong năm 2004 có đến 6 vụ kiện chống phá giá đối với Việt Nam. Giai đoạn từ năm 2004-2005 là năm kỷ lục về số vụ bán phá giá do các thị trƣờng nhƣ EU, Achentina, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pê-ru khởi kiện doanh nghiệp Việt Nam [10]. Các vụ tranh chấp điển hình có thể kể đến nhƣ vụ kiện thƣơng hiệu cá da trơn và vụ kiện bán phá giá tôm ở Mỹ, vụ kiện bán phá giá xe đạp và giầy ở EU, vụ kiện bán phá giá bật lửa ga ở Hàn Quốc,… Nƣớc khởi kiện nhiều nhất đối với Việt Nam là EU (chín vụ), tiếp đến là Mỹ (hai vụ), Canada (hai vụ), còn lại là Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Pê-ru. Các sản phẩm bị kiện của Việt Nam chủ yếu là những mặt hàng xuất khẩu lớn nhƣ cá, tôm, giày dép, dệt may... và các trƣờng hợp bị kiện của Việt Nam đều có chung thời điểm và sản phẩm với các nƣớc bị kiện khác nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. Trong các vụ tranh chấp đã diễn ra, có 23 trƣờng hợp đƣợc kết luận là có bán phá giá và đã bị áp thuế chống bán phá giá với mức thuế chống bán phá giá khá cao.

Mặc dù bán phá giá không phải là lĩnh vực duy nhất phát sinh tranh chấp thƣơng mại quốc tế mà Việt Nam phải đối phó song những vụ kiện trong lĩnh vực này là những vụ kiện đã đang và có nguy cơ xảy ra thƣờng xuyên, đặc biệt ngay cả khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.

Biện pháp chống bán phá giá thông thƣờng là đánh thuế bổ sung lên sản phẩm đã bán phá giá, làm cho giá sản phẩm đó đƣợc đẩy lên ngang bằng với “giá trị hợp lý” của sản phẩm để làm giảm bớt sự thiệt hại của ngành sản xuất nƣớc nhập khẩu. Tuy nhiên phải có một trình tự hợp lý để thực hiện biện pháp

này. Hiệp định chống bán phá giá của WTO và luật của nhiều quốc gia thành viên đã khẳng định điều này. Nƣớc đi kiện phải chứng minh đƣợc hành vi bán phá giá là có thật, gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất sản phẩm tƣơng tự của nƣớc đi kiện, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá với thiệt hại vật chất.

Việc chứng minh do chính các nhà sản xuất hoặc đại diện của họ là các hiệp hội nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền nƣớc họ đề nghị tiến hành điều tra hành vi bán phá giá. Cơ quan có thẩm quyền (ở Mỹ là DOC và ITC, ở cộng đồng châu Âu là EU) xem xét đơn, nếu thấy có bằng chứng thì sau một thời hạn nhất định (trên mỗi quốc gia quy định về thời hạn) sẽ thực hiện thông báo đến cơ quan có thẩm quyền nƣớc bị kiện, báo cho họ biết các Công ty của họ có hành vi bán phá giá trên nội địa nƣớc đi kiện. Đồng thời cũng báo cho hiệp hội nộp đơn kiện hỏi ý kiến để họ chứng minh rõ thêm và báo cho hội ngƣời tiêu dùng trong nƣớc. Sau khi đã có những câu trả lời từ các phía, cơ quan có thẩm quyền nƣớc đi kiện sẽ tiến hành kiểm tra tại chỗ, cả trong nƣớc và nƣớc bị kiện, chủ yếu là kiểm tra các Công ty sản xuất sản phẩm bán phá giá tại các nƣớc bị kiện. Nếu cơ quan có thẩm quyền của nƣớc đi kiện xét thấy biên độ bán phá giá quá nhỏ, dƣới 2% giữa giá nội địa nƣớc bị kiện với giá bán tại thị trƣờng nƣớc đi kiện thì sẽ ra quyết định sơ bộ chấm dứt điều tra. Cuộc điều tra có thể tiếp tục nếu phát hiện ra những bằng chứng mới. Nếu xét thấy biên độ bán phá giá lớn hơn 2%, lƣợng hàng hoá bán phá giá quá lớn thì cơ quan có thẩm quyền tuyên bố áp dụng thức chống bán phá giá. Loại thuế này là thuế đánh bổ sung vào các sản phẩm bị coi là bán phá giá một mặt để sản phẩm đó đƣợc đẩy lên ngang bằng với giá trị hợp lý của sản phẩm, mặt khác chấm dứt sự thiệt hại của ngành sản xuất trong nƣớc về sản phẩm đó.

Về căn cứ định mức đánh thuế, mức đánh thuế phải đƣợc tính toán kỹ lƣỡng sao cho không có thiệt hại lớn cho Công ty nhập khẩu, bù đắp đƣợc thiệt hại cho nhà sản xuất trong nƣớc. Đánh thuế chống bán phá giá cần có sự cân nhắc nhu cầu lợi ích của ngƣời tiêu dùng, nếu đánh quá cao ngƣời tiêu dùng

đang mua với giá thấp, nay phải mua giá cao, họ sẽ phản đối. Ví dụ, trong vụ kịên tôm, Hội ngƣời tiêu dùng ở Mỹ kịch liệt phản đối quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Mỹ (DOC) và Ủy ban TMHK (ITC) đánh thuế chống bán phá giá tôm vào các Công ty chế biến thuỷ sản Việt Nam. Đây là một điển hình của sự phản bác nhân dân đối với quyết định của Chính phủ. Hiệp hội các nhà phân phối thức ăn biển của Mỹ, một trong những Tập đoàn kinh doanh chế biến thực phẩm từ hải sản cực kỳ lớn trên thế giới đã lên tiếng “Ở Mỹ, tôm là món ăn hạng sang, hiện nay giá cả hợp với túi tiền mọi ngƣời, nay tăng thuế, không phải ngƣời nào cũng có khả năng mua đƣợc”.

Đánh thuế chống bán phá giá đƣơng nhiên là để bảo hộ ngành sản xuất trong nƣớc, bù đắp thiệt hại cho họ nhƣng cũng không thể không tính toán đến lợi ích của nhà nhập khẩu, nếu quá cao họ sẽ giảm bớt lƣợng hàng nhập khẩu và tìm kiếm thị trƣờng mới ở nƣớc khác. Vụ kiện về bán phá giá giầy mũ da của liên minh ngành sản xuất da giầy châu Âu đối với 8 Công ty da giầy Việt Nam đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền của EU quyết định áp dụng mức thuế từ 4,2% lên tới 16,8%. Vì áp đặt quá cao nên trong số các nƣớc thành viên của EU khi bỏ phiếu đánh thuế chỉ có 3 nƣớc tán thành, 9 nƣớc phản đối, 11 nƣớc bỏ phiếu trắng. Hãng bán lẻ lớn nhất của Anh đặt tại châu Âu cho biết một nửa trong số 27 triệu đôi giầy da của hãng đƣợc sản xuất tại Việt Nam, nếu đột ngột đánh thuế, tăng giá, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn không chỉ cho Việt Nam mà cả cho hãng bán lẻ này [9].

Nguyên nhân thất bại của Việt Nam trong các vụ kiện tranh chấp thƣơng mại quốc tế trƣớc đây có nhiều, cả khách quan lẫn chủ quan song nhìn chung là do các vụ tranh chấp này đƣợc giải quyết trên cơ sở các Hiệp định thƣơng mại song phƣơng và phần nào bất lợi cho Việt Nam. Điển hình là Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt - Mỹ. Do cơ sở phán quyết là dựa trên luật pháp của các nƣớc mạnh và Việt Nam không có cơ hội đƣợc đàm phán nên Việt Nam đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc giải quyết đồng thời chịu sự áp đặt bất bình đẳng từ phía nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện thƣờng

chƣa chủ động và chƣa có kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện này đồng thời chƣa có ý thức cạnh tranh lành mạnh và công bằng thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng, ý thức tự vệ và chủ động tham gia kháng kiện của doanh nghiệp trong nƣớc cũng còn thấp nên thua kiện là điều không thể tránh khỏi.

Một nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam gặp thất bại trong các tranh chấp liên quan đến kiện chống bán phá giá do các nƣớc phát triển khởi kiện đó là việc Việt Nam bị coi là có nền kinh tế phi thị trƣờng. Luật chống bán phá giá của Mỹ và EU quy định việc áp dụng phƣơng pháp nền kinh tế thị trƣờng thay thế cho các nền kinh tế phi thị trƣờng để đánh giá việc bán phá giá và do đó mức thuế chống bán phá giá. Phƣơng pháp này không sử dụng chi phí sản xuất và giá trong nƣớc của nền kinh tế phi thị trƣờng để tính giá bán của sản phẩm tại thị trƣờng nƣớc này mà sử dụng giá và chi phí của một nền kinh tế thị trƣờng đƣợc chọn lựa làm thay thế. Kết quả là giá bán các sản phẩm tại thị trƣờng trong nƣớc của các nền kinh tế phi thị trƣờng thƣờng bị đánh giá cao hơn nhiều so với giá thực tế và do đó dẫn đến kết luận bán phá giá và thuế chống bán phá giá cao. Những nền kinh tế thị trƣờng đƣợc chọn làm thay thế thƣờng có nền kinh tế phát triển cao hơn so với các nƣớc chuyển đổi. Ví dụ, năm 2004, tổng thu nhập dân (GNI) trên đầu ngƣời của Việt Nam tính theo ngang bằng sức mua (PPP) là 2.700 USD nhƣng của Mêxicô, nƣớc thay thế cho Việt Nam trong vụ kiện bán phá giá xe đạp là 9.640 USD và của Brazil, trong vụ giày dép vào thị trƣờng châu Âu là 7.940 USD [10]. Đa số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay cạnh tranh chủ yếu trên cơ sở chi phí nhân công rẻ. Khi chọn một nƣớc kinh tế phát triển cao hơn, chắc chắn chi phí nhân công của họ sẽ cao hơn nhiều so với các nhà sản xuất của Việt Nam. EU cho rằng Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trƣờng nên không có một thị trƣờng lao động tự do và vì thế không coi chi phí nhân công thấp đúng là lợi thế so sánh của Việt Nam. Chính vì vậy khi chọn nƣớc thay thế, EU không hề để ý đến sự khác biệt về chi phí lao động. Điều đáng nói là khi đánh giá về nền kinh tế Việt Nam, Bộ Thƣơng mại Mỹ (DOC) nhận định Việt Nam đã có thị trƣờng lao động tƣ do tƣơng đối phát triển. Phi lý

ở một cách khác, DOC đã áp đặt chi phí lao động cho Việt Nam bằng giá trị hồi quy mức lƣơng và thu nhập quốc dân của nhiều nền kinh tế thị trƣờng, trong đó bao gồm cả những nền kinh tế hàng đầu thế giới nhƣ Thụy Sỹ, Mỹ, Anh và Canada. Bằng việc áp đặt mức lƣơng 0,63 USD/giờ cho những ngƣời nông dân nuôi trồng cá tra và basa và 0,70 USD/giờ cho nuôi trồng tôm trong khi thù lao thực tế của họ hàng tháng chỉ khoảng 500.000 đồng/tháng (32,3 USD) đã đẩy chí phí sản xuất cho hàng xuất khẩu của Việt Nam lên mức cao hơn nhiều so với thực tế. Sự chênh lệch về trình độ kinh tế luôn đi kèm với chênh lệch về trình độ công nghệ sản xuất và khả năng tự túc về nguyên liệu dẫn đến sự cạnh tranh trên những phân đoạn thị trƣờng xuất khẩu có giá trị khác nhau. Trong vụ kiện giày da xuất khẩu của Việt Nam cạnh tranh trên phân đoạn giá trung bình và thấp đã bị so sánh với giày da xuất khẩu của Brazil và giày sản xuất nội địa của EU cạnh tranh trên phân đoạn giá xa xỉ và giá cao. Thậm chí ngay cả khi hai nƣớc có nền kinh tế khá tƣơng đồng xét trên khía cạnh GNI trên đầu ngƣời (PPP) thì sự khác biệt về phƣơng thức và điều kiện sản xuất cũng dẫn đến sự chênh lệch về chi phí sản xuất. Bangladesh, nƣớc đƣợc chọn thay thế cho Việt Nam trong vụ cá sa, batra và tôm, không có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhƣ đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và nghề nuôi trồng và chế biến thủy hải sản phát triển nhƣ của Việt Nam nên chi phí sản xuất cao hơn.

Trong vụ kiện tôm, Liên minh Tôm miền Nam Mỹ (SSA) đã đệ đơn kiện Việt Nam và năm nƣớc khác bán phá giá tôm vào Mỹ. SSA cáo buộc là tôm đã đƣợc bán “thấp hơn giá hợp lý” và “gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại vật chất” cho lĩnh vực tôm của Mỹ. Tháng Bảy 2004, chính phủ Mỹ đƣa ra phán quyết sơ bộ rằng Trung Quốc và Việt Nam đã bán phá giá tôm dƣới giá thị trƣờng và đề nghị đánh thuế bù trừ lên đến 112 phần trăm. Hai nƣớc này đƣợc tách riêng khỏi bốn nƣớc còn lại để đối xử bởi Mỹ xếp họ là các nền kinh tế phi thị trƣờng. Nghiên cứu của Action Aid ở Việt Nam cho thấy cáo buộc của Mỹ là không công bằng. Báo cáo của tổ chức này kết luận ngành nuôi tôm Việt Nam có sức cạnh tranh cao và lĩnh vực nuôi tôm không đƣợc trợ cấp có nghĩa là

không thuộc vào quy chế phi thị trƣờng (độc quyền thƣơng mại của nhà nƣớc hoặc giá cả do Nhà nƣớc ấn định). Tháng Tám 2004, Bộ Thƣơng mại Mỹ thừa nhận một số tôm xuất khẩu của Việt Nam, thực tế không bị Nhà nƣớc kiểm soát, và Bộ này đã hạ thuế chống phá giá cho ít nhất hai doanh nghiệp của Việt Nam.

Việc bị coi là nền kinh tế phi thị trƣờng đồng nghĩa với việc bị đối xử một cách bất bình đẳng. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của Việt Nam, ngay cả khi đã trở thành thành viên của WTO vì thời hạn Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trƣờng kéo dài đến 12 năm sau khi gia nhập WTO. Việt Nam chỉ

Một phần của tài liệu Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)