5. Bố cục của luận văn
2.2.2 Đối xử đặc biệt và khác biệt trong các giai đoạn tố tụng
Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nƣớc đang phát triển đƣợc thể hiện rõ nét trong các quy định về quá trình giải quyết vụ việc thông qua các giai đoạn tham vấn, xét xử và thực thi phán quyết.
Trong giai đoạn tham vấn, ƣu đãi dành cho các nƣớc đang phát triển thể hiện qua quy định về việc lƣu ý đặc biệt đến các vấn đề và lợi ích cụ thể của các nƣớc kém phát triển và cho phép gia hạn thời hạn tham vấn thông thƣờng. Theo quy định tại Điều 4.10 DSU, các nƣớc thành viên phải đặc biệt chú ý đến những vấn đề cụ thể và quyền lợi của các thành viên là các nƣớc đang phát triển. Quy định này đƣợc hiểu là những khó khăn vầ kinh tế thƣơng mại của nƣớc thành viên đang phát triển cần đƣợc cân nhắc, xem xét trong suốt giai đoạn tham vấn. Tuy nhiên, do quy định không nêu rõ vấn đề cụ thể cần đặc biệt chú ý là gì nên khả năng thực thi quy định mang tính lý thuyết nhiều hơn này là rất thấp trên thực tế. Đối xử đặc biệt dành cho các nƣớc thành viên đang phát triển còn đƣợc thể hiện tại Điều 12.10 DSU. Theo đó, trong khuôn khổ tham vấn liên quan đến biện pháp do một nƣớc thành viên đang phát triển áp dụng, các bên có thể đồng ý kéo dài thời hạn tham vấn thông thƣờng. Sau khi hết thời hạn liên quan, nếu các bên tham vấn không thể đồng ý về việc kết thúc tham vấn thì Chủ tịch DSB có thể quyết định kéo dài tham vấn.
Trong giai đoạn xét xử, các nƣớc đang phát triển đƣợc dành quyền ƣu đãi trên cơ sở các quy định về việc xem xét đến quyền đặc biệt của các thành viên đang phát triển trong việc lựa chọn các hội thẩm viên, quy định về việc tính đủ thời gian cho các thành viên đang phát triển chuẩn bị lập luận của mình và tính minh bạch trong qúa trình xét xử. Theo quy định tại Điều 8.10 DSU, khi tranh
chấp xảy ra giữa một nƣớc thành viên phát triển và một nƣớc thành viên đang phát triển, nếu có yêu cầu của nƣớc thành viên đang phát triển thì Ban hội thẩm phải có ít nhất một hội thẩm viên từ một nƣớc thành viên đang phát triển. Ngoài ra, cũng theo quy định tại Điều 12.10 DSU, trong khi xem xét một đơn kiện đối với thành viên là nƣớc đang phát triển, Ban hội thẩm phải tạo đủ thời gian cho thành viên đang phát triển chuẩn bị và trình bày lập luận của mình. Tuy nhiên việc này không đƣợc làm ảnh hƣởng đến toàn bộ thời gian dành cho Ban hội thẩm để hoàn tất quá trình giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, nhƣ trên đã nêu, khi thành viên tham gia tranh chấp là một nƣớc đang phát triển có viện dẫn đến các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt của DSU hay của các Hiệp định liên quan khác, báo cáo của Ban hội thẩm phải chỉ rõ cách thức xem xét các quy định này. Quy định này nhằm làm rõ tính hiệu quả các quy định đƣợc dẫn chiếu và việc áp dụng chúng trong thực tế.
Trong giai đoạn thực thi các phán quyết của DSB, ƣu đãi dành cho các nƣớc thành viên đang phát triển trên cơ sở các quy định về yêu cầu đánh giá các hành động phải thực hiện và các khía cạnh kinh tế phải đƣợc tính đến trong đánh giá. Theo quy định tại Điều 21.2 DSU, trong quá trình giám sát thực hiện các khuyến nghị và phán quyết cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề lợi ích của các thành viên là các nƣớc đang phát triển liên quan đến các biện pháp là đối tƣợng của việc giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, trong khuôn khổ giám sát thực hiện, DSB cũng cần phải cân nhắc có thêm hành động thích hợp ngoài việc giám sát và báo cáo hiện trạng nếu nhƣ một nƣớc thành viên đang phát triển nêu lên vấn đề này (Điều 21.7 DSU). Thêm nữa, theo Điều 21.8 DSU, khi cân nhắc các hành động thích hợp trong một vụ kiện của một nƣớc thành viên đang phát triển, DSB phải xem xét không chỉ phạm vi thƣơng mại bị ảnh hƣởng bởi các biện pháp bị kiện mà cả tác động của chúng tới nền kinh tế của các nƣớc thành viên đang phát triển có liên quan.Theo đó, DSB cũng có thể kiến nghị một số giải pháp cụ thể để nƣớc phát triển thực hiện nhằm khôi phục đầy đủ quyền lợi của nƣớc thành viên đang phát triển.