PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay (Trang 28)

Trên nền tảng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc nói chung và DTTS nói riêng,

cũng nhƣ nội luật hóa pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời mà Việt Nam là quốc gia thành viên, Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật, bao gồm Hiến pháp, Luật và các văn bản dƣới luật nhằm bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

- Hiến pháp:

Hiến pháp năm 1992 quy định về một số quyền của các DTTS sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhƣ: quyền bình đẳng, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc, quyền đƣợc dùng tiếng nói, chữ viết, quyền giữ gìn bản sắc, phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp; quyền đƣợc ƣu tiên phát triển giáo dục; quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe; quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trƣớc Toà án.

- Các luật và Bộ luật:

+ Luật Bầu cử Quốc hội năm 1997 và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003 quy định quyền ứng cử, bầu cử đại biểu Quốc hội của ngƣời DTTS; quy định quyền ứng cử, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của ngƣời DTTS

+ Luật Quốc tịch năm 2008 quy định các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam

+ Luật Khuyến khích Đầu tƣ trong nƣớc (sửa đổi) năm 1998 quy định về việc ƣu đãi cho các dự án đầu tƣ các công trình phát triển cơ sở hạ tầng cho vùng DTTS.

+ Luật Công nghệ Thông tin năm 2006 quy định chính sách ƣu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đối với vùng DTTS.

+ Luật Giáo dục năm 2006 quy định về quyền đƣợc học tiếng nói, chữ viết của dân tộc

+ Luật Xuất bản năm 2012 quy định về việc Nhà nƣớc hỗ trợ để có bản thảo và xuất bản với những tác phẩm, tài liệu để phục vụ đồng bào DTTS; hỗ trợ kinh phí đầu tƣ xây dựng, hiện đại hóa, hỗ trợ tiền thuê đất, lãi xuất vay vốn các cơ sở in ở vùng sâu, vùng xa, miền núi

+ Luật Thanh niên năm 2005 quy định về quyền đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ về giáo dục đào tạo, chế độ cử tuyển, miễn giảm học phí và một số chính sách khác cho cho thanh niên dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập, tiếp cận thông tin; Quy định về hỗ trợ thanh niên DTTS giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; ƣu tiên dạy nghề, giải quyết việc làm và cho vay vốn phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; quy định về đào tạo, bồi dƣỡng thanh niên ƣu tú ngƣời DTTS để tạo nguồn cán bộ quản lý, lãnh đạo.

+ Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định về việc không phân biệt đối xử với trẻ em dân tộc trong việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục và đƣợc hƣởng đầy đủ các quyền của trẻ em.

+ Luật Bảo vệ Chăm sóc Sức khoẻ Nhân dân năm 1987 quy định quyền đƣợc Nhà nƣớc dành ngân sách thích đáng để củng cố mở rộng mạng lƣới y tế khám bệnh, chữa bệnh cho đồng bào các DTTS, đặc biệt là y tế cơ sở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh.

+ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định quyền đƣợc Nhà nƣớc có chính sách, biện pháp để phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc mỗi dân tộc; hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc đƣợc pháp luật tôn trọng và bảo vệ;

+ Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định về việc hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

tạo cơ hội đƣợc học nghề cho ngƣời DTTS để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp và có chính sách đầu tƣ bảo đảm các điều kiện cho cơ sở dạy nghề tiếp nhận học sinh phổ thông dân tộc nội trú khi ra trƣờng đƣợc vào học nghề.

+ Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không đƣợc lấy lý do khác biệt về dân tộc để đối xử không bình đẳng với nhau; việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam.

+ Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 quy định, ngƣời DTTS thƣờng trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đƣợc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật.

+ Luật Bảo hiểm y tế năm 2005 quy định về việc Nhà nƣớc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với ngƣời dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn từ nguồn ngân sách nhà nƣớc tối đa là 6% mức lƣơng tối thiểu.

+ Luật Giáo dục Đại học năm 2012 quy định việc Nhà nƣớc thực hiện chính sách ƣu tiên đối với đối tƣợng ở vùng đồng bàoDTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Các văn bản dưới luật:

Phù hợp với Hiến pháp và Luật, Nhà nƣớc Việt Nam đã xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật dƣới Luật để đảm bảo quyền của các DTTS, bao gồm Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, Thông tƣ của Bộ, Thông tƣ liên tịch giữa các Bộ, ngành... và các văn bản quy phạm pháp luật của địa phƣơng về vấn đề dân tộc.

quy mô triển khai rộng, phạm vi áp dụng hƣớng đến nhiều đối tƣợng, nhiều vùng, kéo dài nhiều năm, nhiều giai đoạn, có kế hoạch,mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, có các biện pháp đảm bảo quyết liệt… Vì vậy, trên thực tế các văn bản này thƣờng đƣợc hiểu là các chƣơng trình, chính sách lớn về phát triển toàn diện vùng dân tộc. Mục tiêu tổng thể của Nhà nƣớc Việt Nam khi ban hành và thực thi hệ thống các văn bản dƣới Luật này, nhằm tạo điều kiện để các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng sa, vùng dân tộc phát triển về mọi mặt, hạn chế những khó khăn và yếu kém, góp phần đảm bảo và thúc đẩy các quyền của các DTTS ở Việt Nam. Có thể kể ra một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, có tác dụng tích cực trong một số lĩnh vực ảnh hƣởng trực tiếp đến việc hƣởng thụ các quyền của đồng bào DTTS đã và đang đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam ban hành và triển khai trên thực tế, ví dụ:

Một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng quy định về xóa, đói giảm nghèo, đảm bảo quyền có mức sống hợp lý, thích đáng.

+ Quyết định 134/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo (giai đoạn 2001-2005)

+ Quyết định số 20/2007/ QĐ-TTg ngày 05/02/2007 phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo (giai đoạn 2006-2010)

+ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với 62 huyện nghèo (gọi tắt là Chƣơng trình 30a)

+ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hƣớng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

+ Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2012 - 2015)

Một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng quy định về chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quyền được cải thiện đời sống, được tiếp cận với nguồn lực sản xuất:

+ Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình phát triển kinh tế - xa hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng sa (gọi tắt là Chƣơng trình 135)

+ Quyết định 184/1998/QĐ-TTg ngày 24/9/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2010

+ Quyết định 173/2001/QĐ-TTg ngày 6/11/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội Vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2005

+ Quyết định số 07/2006/QD-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010.(Chƣơng trình 135 giai đoạn II)

+ Quyết định 1672/QĐ-TTg ngày 26/9/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội các dân tộc Cống, Mảng, La Hủ, Cờ Lao

+ Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/04/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt chƣơng trình 135 về hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn. (Chƣơng trình 135 giai đoạn III)

Một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm đảm bảo quyền về nhà ở, đất ở, được tiếp cận với đất sản xuất, nước sạch, hỗ trợ định canh, định cư, bao gồm:

+ Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004; Quyết định 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính

sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nƣớc sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn (Gọi tắt là Chƣơng trình 134).

+ Quyết định 167/2008/QĐ- TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. (Gọi tắt là Quyết định 167)

+ Quyết định 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/6/2008; Quyết định 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

+ Quyết định 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn (Gọi tắt là Quyết định 1592)

+ Quyết định 33/2007/QĐ-TTg; Quyết định 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009; Quyết định 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về hỗ trợ di dân định canh, định cƣ.

+ Quyết định 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007; Quyết định 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc cho vay vốn đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn.

Một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm thúc đẩy quyền tiếp cận với giáo dục và đào tạo, dạy nghề, bồi dưỡng cán bộ là người DTTS, bao gồm:

+ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 Nghị định của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của ngƣời DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.

+ Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít ngƣời giai đoạn 2010 - 2015

+ Quyết định số 267/2005/QĐ - TTg về chính sách dạy nghề đối với học sinh DTTS nội trú

+ Quyết định 34/2006/QĐ-TTg ngày 02/6/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn ngƣời DTTS (2006-2010)

+ Quyết định 03/2006/QĐ-BGD&Đt ngày 24/1/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung dạy tiếng DTTS (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng DTTS.

+ Quyết định số 28/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn 2007-2010

Một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm thúc đẩy quyền được chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho người DTTS như:

+ Quyết định 950/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 về đầu tƣ xây trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn (giai đoạn 2008-2010)

+ Quyết định 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007 về Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên

+ Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 14/8/2009 Nghị định của Chính phủ về Hƣớng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế.

+ Thông tƣ số 07/2013/TT-BYT Quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản.

+ Thông tƣ số 07/2013/TT-BYT ngày 8/3/2013 của Bộ Y tế Quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản.

Nhóm văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo quyền tiếp cận với trợ giúp pháp lý, thông tin, tuyên truyền giáo dục pháp luật:

+ Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo, đồng bào DTTS tại các xã nghèo (giai đoạn 2013-2020).

+ Quyết định số 554/TTg ngày 04/5/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngƣời dân nông thôn và đồng bào DTTS

+ Quyết định 1637/QĐ-TTg (năm 2001); Quyết định 975/QĐ-TTg (năm 2006); Quyết định số 2472/QĐ-TTg (năm 2011) của Thủ tƣớng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015.

+ Quyết định 1212/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 cua Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt mục tiêu quốc gia đƣa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (2012-20150)

Ngoài những văn bản pháp luật quan trọng trên, các cơ quan nhà nƣớc trung ƣơng và địa phƣơng đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật khác theo từng lĩnh vực, từng ngành, từng vùng, từng địa phƣơng liên quan đến về công tác dân tộc, mang nhiều ý nghĩa trong sự nghiệp phát triển toàn diện vùng dân tộc, góp phần đảm bảo quyền của các DTTS.

Nhìn chung Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định về lĩnh vực dân tộc, đã thể hiện và tuân thủ khá đầy đủ các nguyên tắc về quyền của ngƣời thiểu số đƣợc nêu trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948; các Công ƣớc quốc tế về dân sự, chính trị năm 1966, Công ƣớc quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1966; Tuyên ngôn về quyền của những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số về chủng tộc hoặc dân tộc, tôn giáo hoặc ngôn ngữ năm 1992 mà Việt Nam là thành viên. Điều này chứng minh cho những nỗ lực, cố gắng to lớn của Nhà nƣớc Việt Nam trong việc đảm bảo quyền của các DTTS trong bối cảnh đất nƣớc vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Những nỗ lực của Nhà nƣớc đang ngày càng đƣợc Quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, đƣợc toàn thể nhân dân Việt Nam, nhất là đồng bào các DTTS đồng tình, ủng hộ. Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trên cơ sở hệ thống hóa các văn bản pháp luật, tác giả đã sắp xếp theo cấu trúc pháp luật từ Hiến pháp, Luật, pháp lệnh… và các văn bản quy phạm pháp pháp luật khác, để đƣa ra những nhận định về tính đồng bộ, thống nhất, chƣa thống nhất còn chông chéo cần chỉnh sửa, bổ sung thậm chí thay thế hoặc bãi bỏ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)