VỀ ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2.2.1. Hạn chế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về một số quyền chính trị, dân sự
2.2.1.1. Hạn chế trong việc đảm bảo quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước và xã hội
Nhà nƣớc Việt Nam quy định về việc đảm bảo bình đẳng cho các DTTS ở Việt Nam đƣợc tham gia bầu cử, ứng cử vào các Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đƣợc tham gia vào các cơ quan chính quyền các cấp.Tuy nhiên việc đảm bảo quyền bầu cử của các DTTS còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Trong công tác tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp quan tâm đúng mức đến sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong công tác vận động, tuyên truyền bầu cử, để những ngƣời DTTS không biết tiếng Việt có thể nắm đƣợc thông tin của cuộc bầu cử và thông tin những ngƣời mà mình sẽ bầu. Nhà nƣớc cũng chƣa có biện pháp nhằm dịch các phiếu bầu cử sang tiếng dân tộc mà chỉ sử dụng tiếng Việt trên các phiếu bầu. Điều này đã hạn chế việc thực hiện có hiệu quả quyền bầu cử và ứng cử của đồng bào DTTS. Nhà nƣớc chƣa chú trọng xây dựng những quy định về chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS trong việc đi lại, di chuyển cho mục đích bỏ phiếu, nhất là đối với những ngƣời DTTS sinh sống ở xa điểm bỏ phiếu, việc đi lại khó khăn, tốn kém.
Các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phần lớn là ngƣời có trình độ, tuy nhiên trình độ của các đại biểu không đồng đều, nhiều đại biểu có trình độ chuyên môn cao nhƣng lại chƣa đƣợc trang bị kiến thức về công tác
dân tộc,văn hóa dân tộc, chƣa nhận thức đƣợc sâu sắc tình hình khó khăn, thách thức ở những vùng dân tộc. Điều này dẫn đến việc hạn chế trong việc nắm bắt những yêu cầu, tâm tƣ nguyện vọng chính đáng của đồng bào DTTS.
Tỷ lệ ngƣời DTTS làm đại biểu Quốc hội từ trƣớc đến nay, qua nhiều khóa chỉ có 48 dân tộc từng có ngƣời là đại biểu Quốc hội [8], vẫn chƣa quy tụ đầy đủ 53 thành phần DTTS trong Quốc hội, điều này cũng đã gây thiệt thòi đối với những dân tộc không có đại diện trong cơ quan Lập pháp cao nhất tại Việt Nam.
Ngƣời DTTS đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ tham gia vào các cơ quan chính quyền, cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cán bộ DTTS vẫn thiếu về số lƣợng, hạn chế về chất lƣợng. Trình độ, năng lực công tác của cán bộ ngƣời dân tộc vấn còn “yếu” chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của công việc chuyên môn, cũng nhƣ công tác quản lý... nhất là ở cán bộ ở cấp cơ sở. Theo đánh giá của một số báo cáo ở địa phƣơng về thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã là ngƣời DTTS năm 2012, tổng số cán bộ công chức cấp xã là ngƣời DTTS chiếm khoảng 30% tổng số cán bộ công chức cấp xã trên cả nƣớc. Tuy nhiên tại một số địa phƣơng, tỷ lệ cán bộ công chức là ngƣời DTTS chƣa tƣơng xứng với tỷ lệ đồng bào sinh sống trên địa bàn nhƣ: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 21 dân tộc sinh sống, tuy nhiên số cán bộ cấp xã ngƣời DTTS chiếm tỷ lệ rất thấp, không đáng kể với 52/1.818 ngƣời chiếm tỷ lệ 2,86%; Tỉnh Nghệ An tỷ lệ này là 1.982/10.181 chiếm 19.46%; Tỉnh Phú yên tỷ lệ này là 203/2.703 chiếm 7,5% [7]. Bên cạnh đó, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của cán bộ cấp xã là ngƣời DTTS ở nhiều địa phƣơng còn thấp, thậm trí chƣa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, vẫn có nhiều cán bộ chỉ đạt trình độ tiểu học ví dụ nhƣ Tỉnh lai Châu chiếm đến 15,9% (Báo cáo 215/BC-BDT ngày 22/8/2012 của Ban dân tộc tỉnh Lai Châu [7].
Ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, phần lớn đồng bào có trình độ học vấn thấp, thậm trí tỷ lệ mù chữ còn khá cao, vì vậy để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội là ngƣời DTTS tại chỗ ở vùng này gặp rất nhiều khó khăn do không có nguồn để quy hoạch. Nhiều cán bộ là ngƣời DTTS vẫn còn tƣ tƣởng tự ti, thiếu chí tiến thủ, tƣ tƣởng khép kín trong bản làng, ngại thoát ly để làm cán bộ. Chính những điều này đã cản trở việc thực hiện quyền tham gia vào quản lý nhà nƣớc của các DTTS.
2.2.1.2. Hạn chế trong việc đảm bảo quyền tiếp cận thông thông tin
Để đƣa thông tin đến từng thôn, bản, Nhà nƣớc đã xây dựng hệ thống các đài Truyền thanh, Truyền hình từ trung ƣơng đến địa phƣơng, hệ thống này ngày càng đƣợc đầu tƣ về chất lƣợng, tăng về thời lƣợng phát sóng và số lƣợng chƣơng trình. Tuy nhiên, trên thực tế để đồng bào tiếp cận thông tin qua hệ thống này cũng gặp rất nhiều trở ngại nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới nơi mà điều kiện kinh tế của các hộ gia đình DTTS còn gặp rất nhiều khó khăn, những hộ nghèo thƣờng không có điều kiện để mua sắm các trang thiết bị nhƣ Tivi, đài... Hơn nữa, nhiều thôn, bản vùng này vẫn chƣa có điện, vì vậy việc tiếp cận với thông tin thông qua các phƣơng tiện truyền thống chƣa đạt kết quả nhƣ mong đợi. Các ấn phẩm báo chí, ngay cả những ấn phẩm báo chí, chuyên đề báo chí về vấn đề dân tộc, phần lớn chƣa đƣợc xuất bản bằng tiếng dân tộc, song ngữ, báo ảnh. Điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến việc theo dõi, cập nhật các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, các tin tức Chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật... Các ấn phẩm báo chí đƣợc phát miễn phí lên đến 20 đầu báo, tuy nhiên số đầu báo đƣợc cấp miễn phí đến cơ sở tại địa phƣơng, trƣờng học không đủ và phân bố không đều, có đơn vị đƣợc 9 đầu báo nhƣng có đơn vị chỉ đƣợc 1 đầu báo/tháng. Nguyên nhân chủ yếu là do Nhà nƣớc chƣa bố trí đủ nguồn lực từ ngân sách để phát tất cả các loại tạp chí, chuyên đề đến tất cả vùng DTTS trên
cả nƣớc. Điều này đang đòi hỏi Nhà nƣớc cần nỗ lực hơn nữa trong việc bố trí nguồn kinh phí để tăng cƣờng số lƣợng đầu báo, tạp chí miễn phí, để đồng bào DTTS ngày càng tiếp cận tốt hơn với thông tin.
2.2.1.3. Hạn chế trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật
Nguyên tắc bình đẳng trƣớc pháp luật và đƣợc pháp luật bảo vệ bình đẳng đã đƣợc nhận thức và áp dụng chƣa phù hợp đối với các dân tộc thiểu số. Việc không tính toán đến sự khác biệt về kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán giữa dân tộc đa số và DTTS đã làm cho quá trình xây dựng và thực thi luật pháp đối với DTTS trở nên máy móc, gây trở ngại cho ngƣời dân tộc thiểu số thực hiện quyền và lợi ích của mình trên một số lĩnh vực. Ví dụ: Nhƣ quy định các mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính, mức phạt cần phải phù hợp với điều kiện thu nhập, mức sống của ngƣời DTTS sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, không thể áp dụng giống nhau mức phạt với những ngƣời sống ở đô thị, thành phố lớn. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nƣớc khi xây dựng và ban hành pháp luật cần có những quy định đặc thù phù hợp hơn với thực tiễn khách quan vốn có mà không làm chệnh đi định hƣớng của Nhà nƣớc trong xây dựng một Nhà nƣớc pháp quyền XHCN.
Nhiều văn bản pháp luật đƣợc xây dựng dựa trên những thay đổi khách quan, đòi hỏi thực tiễn của vùng đô thị, đồng bằng, mà thực tiễn khách quan này không ảnh hƣởng đến các vùng DTTS. Việc lấy ý kiến đóng góp vào các dự thảo văn bản pháp luật quan trọng đòi hỏi phải lấy ý kiến của toàn xã hội, thì phần lớn ý kiến đóng góp là ý kiến của những ngƣời dân tộc Kinh (vì tỷ lệ dân số lớn hơn) và các dự thảo văn bản pháp luật chỉ đƣợc phát hành bằng ngôn ngữ tiếng Việt (Ví dụ: nhƣ Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai 2003 đƣợc lấy ý kiến đông đảo của tầng lớp nhân dân trong năm 2013). Vì vậy, các cơ quan có trách nhiệm xây dựng và ban hành pháp luật rất khó khăn để đánh giá, phân tích đƣợc chính xác những tác động ảnh hƣởng đến vùng DTTS, ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời DTTS.
2.2.1.4. Hạn chế trong đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng
Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của mọi ngƣời dân (Hiến pháp 1992, Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo năm 2004), nghiêm cấm việc lợi dụng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nƣớc; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật… Nghiêm cấm lợi dụng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, việc triển khai các văn bản luật này tới các vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế, chƣa thƣờng xuyên, chƣa đƣợc đầu tƣ thỏa đáng, cơ quan nhà nƣớc các cấp chƣa thực sự coi đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng, chƣa hiểu đƣợc thấu đáo văn hóa tín ngƣỡng của đồng bào DTTS. Tình hình này đã làm hạn chế việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, thậm chí cản trở các hoạt động tự do tôn giáo, tín ngƣỡng chính đáng hợp pháp. Mặt khác đã tạo nên kẽ hở để những thế lực thù địch cả trong và ngoài nƣớc lợi dụng các vấn đề về văn hóa, tín ngƣỡng dân tộc làm cơ sở để dụ dỗ, lôi kéo, chia rẽ, mua chuộc, lừa phỉnh những ngƣời DTTS tạo ra những điểm nóng về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhƣ dụ dỗ đồng bào DTTS một số Huyện ở Điện Biên theo Đạo “Vàng Chứ”, hay xúi dục ngƣời dân tộc Mông ở Cao Bằng biểu tình đòi xây dựng đền thờ “Nhà Đòn”, xúi dục một số DTTS ở Tây Nguyên thành lập “Hội thánh tin lành Đề ga” trái pháp luật.
2.2.1.5. Hạn chế trong đảm bảo quyền kết hôn và gia đình
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Quy định về tuổi kết hôn của nữ là từ 18 tuổi và nam là từ 21 tuổi. Quy định về tuổi kết hôn này áp dụng cho đồng bào DTTS là cao so với phong tục tập quán và nhu cầu thực tế của các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, mặc dù pháp luật không cho phép kết hôn nhƣng nam, nữ DTTS thƣờng sống chung nhƣ vợ
chồng sớm hơn so với tuổi kết hôn theo quy định của Nhà nƣớc. Điều này đã kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực khi quan hệ hôn nhân không hợp pháp, quan hệ hôn nhân và gia đình không đƣợc pháp luật bảo vệ dẫn đến quyền lợi của nam, nữ và con cái không đƣợc đảm bảo. Đòi hỏi Nhà nƣớc phải sửa đổi bổ sung một số điều khoản của pháp luật về hôn nhân và gia đình cho phù hợp hơn với thực tiễn, phong tục tập quán vùng dân tộc.
Đối với lĩnh vực Kế hoạch hóa gia đình của các DTTS vùng sâu, vùng xa, nhất là các DTTS rất ít ngƣời vẫn diễn ra rất phức tạp, tình trạng sinh đẻ nhiều vẫn diễn ra, thậm chí có những cặp vợ chồng sinh đến 19, 20 ngƣời con, vẫn có tình trạng hôn nhân cận huyết thống, trẻ em sinh ra thƣờng mang khuyết tật, dẫn đến tình trạng nghèo đói, bệnh tật, thậm chí dẫn đến tử vong cả ở bà mẹ và trẻ em. Đòi hỏi Nhà nƣớc cần ban hành những văn bản pháp luật về hỗ trợ vật chất cho những gia đình DTTS sinh nhiều con, có chính sách tăng cƣờng nguồn lực đầu tƣ cho công tác tuyên truyền, vận động kế hoạch hóa gia đình, đầu tƣ cho các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch, tăng cƣờng chế độ phụ cấp, chế độ đi lại… cho hệ thống nhân viên y tế cơ sở, tuyên truyền viên dân số ở những vùng DTTS, nhất là vùng dân tộc rất ít ngƣời có nguy cơ cao về sinh con cận huyết thống, tỷ lệ dân số càng ngày càng thu hẹp do tập quán hôn nhân này.
Nhà nƣớc đã ban hành quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, tuy nhiên ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới phụ nữ và trẻ em gái ngƣời DTTS vẫn luôn là đối tƣợng của bạo lực gia đình, mà đối tƣợng gây ra bạo lực là chồng, là cha. Tình trạng những phụ nữ bị bạo hành cả về thể xác và tinh thần vẫn diễn ra thƣờng xuyên, các biện pháp ngăn chặn đƣợc quy định trong các văn bản của nhà nƣớc chƣa đến đƣợc những phụ nữ này vì nhiều lý do nhƣ định kiến giới còn nhiều, tính cam chịu, an phận, không có khả năng về kinh tế, không có tƣ tƣởng phấn đấu vƣơn lên trong cuộc sống... ngoài ra ở
những vùng này, cơ sở hỗ trợ cho phụ nữ nhƣ tƣ vấn, nhà tạm lánh... vẫn chƣa đƣợc chính quyền chú trọng xây dựng, đầu tƣ. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống bạo lực chƣa thực sự quan tâm. Các cơ quan nhà nƣớc và những cán bộ có trách nhiệm trong việc phòng, chống bạo lực gia đình vẫn chƣa nhận thức đúng đắn về phòng, chống bạo lực gia đình, có thái độ thờ ơ, lãnh cảm trƣớc những vụ bạo lực gia đình. Các trẻ em gái ở những vùng này vẫn thƣờng xuyên bị đánh đập, không đƣợc đi học hoặc tiếp tục đi học, bị bố mẹ bắt lấy chồng sớm khi chƣa đủ tuổi kết hôn... Tình hình này đòi hỏi Nhà nƣớc cần có quy định cụ thể hơn để đẩy mạnh tăng cƣờng nguồn lực đầu tƣ cho công tác tuyên truyền, vận động, thực thi có hiệu quả trong việc phòng, chống bạo lực gia đình cho các đối tƣợng là ngƣời DTTS.
2.2.2. Hạn chế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về một số quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
2.2.2.1. Hạn chế trong đảm bảo quyền được làm việc và được trả lương thích đáng
Triển khai công tác dạy nghề cho đồng bào các DTTS đã góp phần đáng kể giảm tỷ lệ thất nghiệp do tình trạng thiếu đất sản xuất ở các vùng DTTS. Tuy nhiên, khi triển khai chính sách dậy nghề đối với đồng bào DTTS đã gặp không ít những khó khăn, bất cập. Theo Quyết định 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho học sinh DTTS đƣợc cử tuyển học nội trú đƣợc hƣởng mức 300.000/tháng; Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 29/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" ngƣời DTTS tham gia học nghề đƣợc hỗ tiền ăn trong thời gian học nghề là 15.000đ/ngày thực học/ngƣời. Mức hỗ trợ này, đã không còn phù hợp, không thể khuyến khích việc tham gia học nghề của ngƣời DTTS, và đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng bỏ học của học viên
do không đủ tiền để chi trả các khoản sinh hoạt tối thiểu. Vì vậy, Nhà nƣớc cần nhanh chóng ban hành văn bản pháp luật mới để tăng mức hỗ trợ, chi phí một cách hợp lý. Hiện này ngƣời DTTS thƣờng là đối tƣợng ƣu tiên trong các văn bản pháp luật quy định chính sách dậy nghề đối với lao động nông thôn nói chung. Chƣa có văn bản pháp luật quy định về chính sách dậy nghề riêng cho vùng dân tộc và ngƣời DTTS, đòi hỏi trong thời gian tới để đảm bảo cho