KỂ CHUYỆN "TIẾP SỨC" MỤC ĐÍCH

Một phần của tài liệu SKKN SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC (Trang 35)

MỤC ĐÍCH

- Trau dồi khả năng ghi nhớ, nắm vững diễn biến của câu chuyện để có thể kể tiếp nối một đoạn bất kì trong câu chuyện đã học.

- Luyện kĩ năng nghe hiểu, phản xạ nhanh để kể tiếp cho đúng ý diễn biến trong một đoạn truyện; tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ năng khiếu kể chuyện.

CHUẨN BỊ

- Cử một bạn học khá, giỏi làm Người chủ trì cuộc chơi. - Người chủ trì có nhiệm vụ thực hiện trước hai việc sau:

+ Chọn 1 câu chuyện đã học trong các tiết Tập đọc và Kể chuyện để kể "tiếp sức" (SGK Tiếng Việt 2);

+ Dự kiến những "chỗ ngắt"(/) trong câu chuyện sao cho hợp lí (không quá ngắn hay quá dài), dễ gợi ra chi tiết tiếp theo để các bạn có thể kể "tiếp sức" một cách khá dễ dàng ("chỗ ngắt" có thể cuối đoạn truyện được ghi số trong SGK, có thể ở trong đoạn truyện).

Ví dụ: Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2, tập một, trang 112) có thể "ngắt" (/) như sau:

1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hoà thuận. /Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.

2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền./ Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền./

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được./ Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!/ Người cha liền bảo:

lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

CÁCH TIẾN HÀNH

- Lập 2 nhóm (A - B) với số người bằng nhau tham gia chơi "tiếp sức" kể chuyện.

* Chú ý: Người chủ trì nêu quy định số người tham gia ở mỗi nhóm, sao cho số người của mỗi nhóm không ít hơn số chặng được "ngắt" trong câu chuyện (ví dụ: Truyện Câu chuyện bó đũa được ngắt thành 6 chặng, số người tham gia chơi ở mỗi nhóm không ít hơn 6)

- Lần lượt chơi theo quy định như sau:

+ 01 người ở nhóm A (hoặc B) xung phong kể đoạn đầu của câu chuyện (H1A). Cả nhóm đều phải chú ý lắng nghe và nhớ lại diễn biến của câu chuyện.

+ Khi nghe Người chủ trì hô "dừng" (Dựa vào chỗ "ngắt" được đánh dấu trong văn bản truyện kể), H1A cần dừng ngay lại và chỉ định 1 bạn bất kì ở nhóm B kể tiếp (H1B). H1B phải đứng dậy kể tiếp nối ngay đoạn truyện H1A vừa dừng lại.

+ Nếu H1B chậm trễ, nhóm A sẽ đồng thanh đếm từ 1 đến 5. Đếm đến 5 mà H1B vẫn không kể được thì phải đứng tại chỗ để 1 bạn khác trong nhóm B (H2B) đứng lên kể thay "tiếp sức" giúp bạn).

+ Nếu người chỉ định, H1B kể ngay được chặng tiếp theo cho đến khi

Người chủ trì hô "dừng" thì lại được chỉ định 1 bạn khác bất kì ở nhóm A (H2A) đứng lên kể tiếp...

- Ví dụ: (Câu chuyện bó đũa)

* H1A (kể chặng 1): Ngày xưa... anh em rất hoà thuận./ (Người chủ trì

hô "dừng", H1B chỉ định H2A :"Tiếp sức" kể chuyện).

* H1B (kể tiếp chặng 2): Khi lớn lên... người cha rất buồn phiền./ (Người chủ trì hô "dừng", H1B chỉ định H2A "tiếp sức" kể chuyện).

* H2A không kể được, phải đứng tại chỗ. H3A xung phong kể thay cho H2A (nếu H3A kể đúng thì sẽ được chỉ định tiếp H2B; nếu kể sai thì lại bị đứng, nhóm A phải có người kể thay cho H3A, nếu không có người "nối dây" kể tiếp nữa thì nhóm A phải chịu thua cuộc).

... ...

- Tiến hành như trên cho đến khi kể hết câu chuyện (hoặc có nhóm thua cuộc); nhóm nào ít (hoặc không có) người bị đứng tại chỗ là nhóm thắng cuộc.

* Mấy điểm chú ý thêm về "luật chơi":

+ Trường hợp bị chỉ định kể tiếp nhưng cả nhóm không ai kể được (hoặc kể sai, kể thiếu chi tiết...) thì coi như nhóm đó thua cuộc ngay (vì đã làm "đứt đầu" kể chuyện).

+ Mỗi người trong nhóm chỉ được kể thay cho bạn 1 lần. Nếu nhóm bị chỉ định kể tiếp không còn người để kể nữa thì nhóm đó cũng thua cuộc.

+ Người nhóm này được chỉ định người nhóm kia kể tiếp phải chú ý

tránh chỉ định lại người đã kể trước đó (cần chỉ định cho đều để nhiều bạn ở nhóm kia có cơ hội tham gia kể chuyện "nối dây).

- Kết thúc cuộc chơi, Người chủ trì nhận xét và đề nghị các bạn biểu dương nhóm (cá nhân) kể chuyện tốt ("nối dây" nhanh và đúng; kể bằng lời diễn đạt của bản thân khá lưu loát, diễn cảm...).

Một phần của tài liệu SKKN SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w