Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở Việt Nam (Trang 29)

Về NNLGD- ĐT, Nhật Bản luôn đề cao vai trò của đội ngũ nhân lực giáo dục. Đối với đội ngũ giáo viên chính phủ quy định, để trở thành một giáo viên dạy ở bất kỳ bậc học nào do cơ quan chính phủ hay phi chính phủ thành lập cũng cần có bằng chứng nhận giáo viên. Bằng chứng nhận giáo viên được cấp dựa trên tiêu chuẩn do các cơ quan có thẩm quyền nhà nước quy định. Theo nguyên tắc các sinh viên muốn trở thành giáo viên ở một bậc học cụ thể phải được đào tạo ở một trường CĐ hoặc ĐH. Sau khi nhận được các chứng chỉ cần thiết, sinh viên đệ đơn xin bằng giáo viên do Ban giáo dục ở tỉnh, nơi trường CĐ, ĐH đặt trụ sở. Khi nhận được một đơn hợp lệ, Ban GD sẽ cấp một bằng giảng dạy. Việc cấp các bằng giáo viên của Ban GD là một trong những nhiệm vụ được bộ GD giao và một bằng giáo viên được cấp như vậy sẽ có hiệu lực trên toàn nước Nhật Bản.

Về hệ thống QLGD, cơ quan Trung ương về QLGD là Bộ GD và người thừa hành cao nhất là Bộ trưởng Bộ GD. Bộ trưởng nhận thông tin từ các lãnh đạo tỉnh/thành phố và các Ban GD tỉnh/thành phố gồm các thành viên do các lãnh đạo tỉnh/thành phố tương ứng chỉ định.

Nhật Bản thực hiện nhất quán chính sách ưu đãi và chăm lo đến cuộc sống và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Giáo viên có một vị trí xã hội rất quan trọng trong đời sống xã hội Nhật bản, đội ngũ nhân lực này được quan tâm ưu đãi nhiều về lương bổng, phụ cấp, tiền thưởng, miễn các khoản phải đóng góp nghĩa vụ xã hội (miễn đi lính...). Nhật Bản tăng cường và đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho GD, bao gồm cả đầu tư từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, các tổ chức cá nhân, các tổ chức quốc tế và cả đầu tư từ người học (cha mẹ học sinh). Chính sách đầu tư phát triển NNL của Nhật Bản là lấy phát triển GD-ĐT làm trung tâm (mà trong đó trọng tâm là NNLGD-ĐT). Cho nên chính phủ Nhật Bản luôn xác định việc đầu tư cho GD-ĐT là nhiệm vụ hàng đầu để phát triển nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)