h) Về học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, tạo cơ hội phát triển
3.3.3) Nội dung bồi dưỡng
GVCN như người mẹ hiền thứ 2 của HS, để lại dấu ấn sâu sắc trong nhân cách của các em. Vì vậy, để giáo dục toàn diện các em, mỗi thầy cô giáo cũng phải toàn diện, phải là tấm gương sáng cho HS noi theo.
Quan điểm giáo dục của GVCN phải thống nhất quan điểm giáo dục của nhà trường và phù hợp quan điểm giáo dục của Đảng. Dạy chữ gắn với dạy người, dạy nghề, rèn luyện kỹ năng sống cho HS với thái độ tích cực, ý thức trách nhiệm trước cộng đồng. Để làm được điều đó, nhà trường đã thường xuyên quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng các cấp; Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”... đến đội ngũ GV thông qua sinh hoạt cơ quan, quan sinh hoạt tổ nhóm, khối chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể, sinh hoạt chuyên đề. Định kỳ hàng tháng và học kỳ, khối chủ nhiệm họp để đánh giá kết quả quản lý và chất lượng của các lớp. Thông qua đó để điều chỉnh và tăng cường ý thức trách nhiệm đối với GVCNcủa các lớp.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ:
+ Nắm tình hình đặc điểm HS: Để làm tốt công tác chủ nhiệm, GVCN phải tìm hiểu, nắm vững đặ điểm tình hình của lớp: số HS nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh gia đình, năng lực học tập và hạnh kiểm, tâm lý của từng đối tượng. Thường xuyên theo dõi diễn biến tâm lý, tư tưởng tình cảm, kết quả phấn đấu học tập rèn luyện của các em. Tất cả thông tin về HS được cập nhật hàng ngày, tổng hợp hàng tuần và tháng, định kỳ báo cáo những vấn đề đột xuất cho Ban giám hiệu
+ Lập kế hoạch: Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ nhiệm, nhằm xác định một cách chính xác lớp học của chúng ta muốn đi đến đâu và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó.
Kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng cho 3 năm học (gọi là kế hoạch chiến lược) và xây dựng cho 1 năm học (gọi là kế hoạch năm học). Trong kế hoạch năm học có kế
hoạch công tác cho từng tháng, từng tuần gọi chung là Kế hoạch tháng, Kế hoạch tuần. Trong quá trình điều hành hoạt động lớp học, GVCN phải hướng tới đạt những mục tiêu nhất định nên còn có kế hoạch mục tiêu hoặc kế hoạch chuyên môn của lớp chủ nhiệm.
Trong quá trình lập kế hoạch, các câu hỏi cơ bản sau sẽ được trả lời:Lớp chúng ta đang ở đâu?Lớp chúng ta sẽ đi tới đâu?Lớp chúng ta sẽ làm gì? làm như thế nào? bằng phương tiện nào để tới được đó?Làm thế nào để biết lớp chúng ta đi đúng hướng và tới đích?
Kế hoạch công tác tháng cần xác định:Nguồn thông tin lập kế hoạch tháng bao gồm:
Các công việc trong kế hoạch năm; Các công việc tháng trước còn tồn lại; Các công việc mới phát sinh do trường giao thêm cho lớp, cho Chi đoàn.
Nội dung kế hoạch tháng: Các công việc quan trọng trong tháng; Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện; Các công việc chưa xác định được lịch cụ thể (nhưng phải làm trong tháng hoặc làm trong tháng sau)
Kế hoạch công tác tuần cần xác định: Nguồn thông tin để lập kế hoạch tuần: Các công việc trong kế hoạch tháng; Các công việc trong tuần trước chưa thực hiện xong; Các công việc mới phát sinh do Trường giao thêm cho Lớp, cho Chi đoàn.
Nội dung kế hoạch tuần: Các công việc quan trọng trong tuần Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện, ghi chú (yêu cầu kết quả); Các công việc chưa xác định được lịch (nhưng phải làm trong tuần hoặc làm trong tuần sau).
+ Thiết lập ban cán bộ lớp: Ban cán bộ lớp là xương sống của lớp. Ban cán bộ lớp gồm lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng, các tổ phó, cán sự bộ môn, BCH chi đoàn, chi hội. Nhiệm vụ của GVCN là nghiên cứu kỹ HS trong lớp và định hướng cho lớp bầu dân chủ, công khai cán bộ của mình trong từng học kỳ và năm học. GVCN phải thường xuyên bồi
dưỡng năng lực cán bộ cho đội ngũ quản lý của lớp để chuyển từ vai trò quản lý sang tự quản lý, xây dựng phong trào tự quản tốt. Ở cấp độ chung, nhà trường tổ chức gặp gỡ, tập huấn các kỹ năng cơ bản cho Lớp trưởng và Bí thư chi đoàn của các lớp.
+ Bầu Ban đại diện CMHS: Cũng như Ban cán sự lớp, Ban đại diện CMHS là người đại diện quyền lợi và trách nhiệm của phụ huynh của lớp, trực tiếp làm việc với lớp và phối hợp với nhà trường và Ban đại diện CMHS của trường để giải quyết các vấn đề thường ngày. Ban đại diện CMHS năng động, sáng tạo và trách nhiệm sẽ trợ giúp rất nhiều cho GVCN. Vì vậy, GVCN phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ để có đủ thông tin nhằm tư vấn cho hội nghị phụ huynh chọn lựa những phụ huynh có điều kiện, đủ năng lực, tâm huyết, am hiểu về giáo dục tham gia Ban đại diện, đồng thời cũng phải tạo cơ chế phối hợp đồng bộ, ăn ý giữa GVCN với Ban đại diện và giữa Ban đại diện với toàn thể phụ huynh của lớp. + Xây dựng nội quy: Nội quy là những quy định do tập thể lớp định ra theo mục đích nhất định nhằm quy định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên. Nội quy lớp căn cứ theo nội quy nhà trường và đặc điểm, yêu cầu ,mục tiêu của lớp cần đạt được trong năm học và khoá học. Nội quy được xây dựng một cách dân chủ, công khai, được đa số thành viên trong tập thể nhất trí và được phụ huynh của lớp tán thành. Nhà trường hướng dẫn GVCN cách thức, nội dung xây dựng. Nội quy lớp học có thể thay đổi, điều chỉnh theo từng học kỳ, năm học cho phù hợp yêu cầu chung.
+ Kiểm tra, theo dõi, đánh giá, điều chỉnh: GVCN không phải là cứ có Ban cán sự lớp, Ban đại diện CMHS là xong mà phải thường xuyên bám sát lớp, theo dõi để xác lập thông tin về lớp.Khâu yếu nhất của giáo dục hiện nay là ít thể hiện kết quả trên hồ sơ, từ đó gây nên tình trạng thiếu thông tin xác đáng về HS. Vì vậy, qua theo dõi, cập nhật liên tục thông tin về diễn biến của lớp, của từng HS để có biện pháp kịp thời điều chỉnh những thiếu sót, hạn chế và phát huy những kết quả đạt được, đánh giá đúng về HS, tạo sự công bằng, bình đẳng trong giáo dục .
3.1. Phương pháp nghiên cứu đối tượng: Điều tra nắm vững đặc điểm của các đối tượng giáo dục, nắm vững tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục ở địa phương để phân loại và có tác động thích hợp. Phân loại HS được tiến hành theo các mặt: học lực, hạnh kiểm, sức khỏe, hứng thú, sở trường, năng khiếu…Qua đó định hướng giúp đỡ từng HS phát triển theo năng lực và nguyện vọng.
3.2. Phương pháp vận động quần chúng: Xây dựng tập thể vững mạnh thực chất là vận động, giáo dục đưa HS vào hoạt động có nề nếp, kỷ luật chặt chẽ, với các hoạt động phong phú…..Vận động gia đình và các đoàn thể xã hội cùng tham gia, thống nhất mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục .
3.3. Phương pháp tổ chức sinh hoạt tập thể:
- Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp: Mỗi lứa tuổi HS có những yêu cầu riêng, hứng thú riêng đối với hoạt động. Vì vậy, sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp cho phù hợp với lứa tuổi HS khác nhau là đòi hỏi tất yếu đối với nhà trường. Sức hấp dẫn HS, sự lôi cuốn các em tham gia tích cực vào hoạt động phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức. Do đó, nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể, bổ ích, phải gắn với nhu cầu và hứng thú của HS và chúng phải phù hợp với kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của họ, huy động đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của HS….
- Thu hút tối đa sự tham gia của mọi HS dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của GV nhằm tăng cường vai trò tự quản của HS: Sự tham gia của HS vào các hoạt động, công việc của lớp, của trường vừa là nhu cầu, vừa là quyền của mỗi HS. Việc tham gia của tất cả HS vào giờ sinh hoạt lớp sẽ tạo ra môi trường chung để HS cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau. Từ đó tình cảm gắn bó, chia sẻ giữa các em được hình thành và củng cố.
- Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của HS: Mỗi lớp, mỗi tập thể đều có những công việc chung cần giải quyết, ví dụ như xây dựng các qui định riêng của lớp, xác định chỉ tiêu thi đua, xử lí các tình huống nảy sinh trong tập thể lớp…., vì thế cần để cho HS tự thảo luận, trao đổi và quyết định. Mục đích là nhằm nâng cao bầu không khí đoàn kết, tinh thần trách nhiệm …. của mỗi HS trong lớp. Một tập thể lớp đoàn kết với từng thành viên có tinh thần trách nhiệm cao sẽ là môi trường giáo dục tốt nhất cho từng HS. Ngoài ra việc thường xuyên thu hút các em vào quá trình bàn bạc chung sẽ dần dần tạo ra ở các em lòng tin vững chắc rằng chúng có vị trí nhất định trong lớp và chúng sẽ cố gắng nỗ lực và hợp tác với mọi thành viên để hoàn thành công việc được giao.
- Khen chê HS: Thực tế hiện nay trong các buổi sinh hoạt lớp, các thầy cô thường chê học trò nhiều hơn là khen ngợi ( 60 - 70% là “chê” HS, đáng ra phải là ngược lại). Thầy cô biết khen - chê đúng mực sẽ khiến học trò hứng thú trong học tập.Về nguyên tắc, khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lý tích cực vì ai cũng thích khen. Khi khen chê HS cần lưu ý: Khen ngợi phải cụ thể, gọi tên các phẩm chất; Khên ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người khen; Đối với những hành vi tích cực mới cần khên ngay khi nó vừa xuất hiện nhất là với những em hay mắc khuyết điểm,những em học yếu, nhút nhát….;Khi phê bình HS cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát hoá thành phẩm chất nhân cách;Khi phê bình không được chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu