Một số khía cạnh kinh tế môi trƣờng của Việt Nam trong gia

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam (Trang 33)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Một số khía cạnh kinh tế môi trƣờng của Việt Nam trong gia

GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY

2.1.1. Chủ trƣơng và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

2.1.1.1 Một số nét về thực trạng tình hình kinh tế nước ta hiện nay

Sau một số năm tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại do sự ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế toàn cầu, và trực tiếp là của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi trở lại trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng đều đạt mức trên 7%. Công nghiệp và xây dựng vẫn là những ngành đóng góp lớn nhất vào GDP và sau đó là khu vực dịch vụ và khu vực nông - lâm - thuỷ sản.

Bảng 3: Tăng trƣởng GDP và mức đóng góp vào tăng trƣởng GDP theo ngành

1999 2000 2001 2002 2003

Nhịp tăng (%)

GDP 4,8 6,8 6,9 7,0 7,2

Nông - lâm - thuỷ sản 5,2 4,6 3,0 4,0 3,2 Công nghiệp - xây dựng 7,7 10,1 10,4 9,4 10,3

Dịch vụ 2,3 5,3 6,1 6,6 6,57

Đóng góp vào GDP theo điểm % tăng trưởng

Nông - lâm - thuỷ sản 1,2 1,1 0,7 0,9 0,7 Công nghiệp - xây dựng 2,6 3,5 3,7 3,4 3,8

Dịch vụ 1,0 2,2 2,5 2,7 0,3

Đóng góp vào GDP theo tỷ lệ % tăng trưởng

GDP 100 100 100 100 100

Nông - lâm - thuỷ sản 25,0 16,2 10,1 12,9 9,7 Công nghiệp - xây dựng 54,2 51,5 53,6 49,0 53,3 Dịch vụ 20,8 32,4 36,2 38,1 37,0

Nguồn [18]

Như vậy đã có sự chuyển dịch cơ cấu về ngành trong tổng thu nhập quốc dân, trong đó tỷ trọng của ngành nông - lâm - thuỷ sản có xu hướng giảm, còn công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên tương ứng. Tuy vậy chất lượng, hiệu quả và các sản phẩm của ngành công nghiệp có chất lượng cao còn chiếm một tỷ lệ nhỏ. Các ngành khai thác và phát triển dựa vào tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, than, nông - lâm - thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong tỷ trọng của ngành công nghiệp.

Bảng 4 : Tổng kim ngạch xuất khẩu của một số hàng hoá chính (triệu USD)

Mặt hàng 2001 2002 2003 Cao su 166 268 383 Cà phê 391 322 473 Gạo 625 726 719 Điều 152 209 282 Hạt tiêu 91 108 104 Rau quả 330 201 152 Thuỷ sản 1.778 2.023 2.217 Dầu thô 3.126 3.270 3.777 Than đá 113 156 180 Hàng dệt may 1.975 2.752 3.630

Giầy dép 1.559 1.867 2.225 Hàng thủ công mỹ nghệ 235 331 367 Hàng điện tử và linh kiện máy

tính

595 492 686

Nguồn [18]

2.1.1.2 Tác động của bối cảnh quốc tế đến tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng mạnh hơn, đặc biệt là từ phía Trung Quốc, Ấn Độ và phần lớn các nước ASEAN, vốn là những nước sản xuất nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh và lại có nhiều ưu thế hơn, ngay cả trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông sản, thuỷ sản, may mặc, giày dép. Trong thu hút FDI, chúng ta cũng vấp phải những cạnh tranh khốc liệt hơn và nguy cơ sẽ suy giảm FDI vào nước ta nếu chúng ta không có những chính sách và biện pháp cải thiện và làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay đang tạo ra sức ép buộc phải tiến hành tự do hoá, mở cửa để hội nhập nhanh hơn, mạnh hơn. Nếu không cố gắng bắt kịp nhịp bước của khu vực thì Việt Nam có nguy cơ bị tụt hậu và chịu những thua thiệt của người đi sau. Chẳng hạn như Hiệp định hàng dệt may của Tổ chức thương mại thế giới hết hạn vào 31/12/2004, những nước chưa gia nhập Tổ chức này vẫn phải chịu hạn ngạch trong khi các thành viên thì được xuất khẩu tự do.

Ngoài ra, một số thành viên trong ASEAN tham gia vào nhiều thoả thuận thương mại tự do với các nước ngoài khối cũng tạo ra nguy cơ chuyển hướng thương mại bất lợi đối với Việt Nam và gia tăng sức ép buộc chúng ta phải đẩy mạnh hội nhập.

2.1.1.3 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng bao vây, cấm vận, cô lập về kinh tế, bước đầu tạo dựng được môi trường quốc tế, khu vực thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế. Cho đến nay, Việt Nam đã ký hơn 86 hiệp định thương mại song phương, 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và 40 hiệp định chống đánh thuế hai lần với các nước và vùng lãnh thổ, có quan hệ thương mại với trên 160 nước, thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, và là thành viên của các tổ chức như ASEAN, ASEM, APEC… [17].

Chúng ta đã thực hiện thành công chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội (1991 – 2000) với GDP tăng trưởng bình quân 8,2%/năm trong giai đoạn 1991 – 2000, khoảng 7% trong giai đoạn 2001 – 2004 [4], và là nước có tốc độ tăng GDP thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc. Hạ tầng cơ sở được cải thiện rõ rệt, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế một cách tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu tổng thu nhập quốc dân. Cơ cấu vùng kinh tế cũng bắt đầu thay đổi theo hướng hình thành các vùng trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất. Chuyển nền kinh tế sang môi trường cạnh tranh, lấy mục đích và hiệu quả kinh tế xã hội làm cơ sở, thay đổi dần thói quen trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước.

Thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo thêm việc làm, tăng thu ngân sách. Năm 1990 kim ngạch xuất khẩu mới đạt 2,404 tỷ USD và nhập khẩu 2,752 tỷ USD, thì đến năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đã đạt 15 tỷ USD, như vậy tăng mỗi năm trung bình trên 20%. Đến năm 2003 xuất khẩu đã đạt 20,176 tỷ USD. Xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 200 USD [22], đây là mức được thế giới công nhận là quốc gia có nền xuất khẩu bình thường. Bên cạnh hàng hoá, xuất khẩu dịch vụ và hợp tác lao động cũng đạt mức tăng trưởng liên tục.

Việt Nam cũng đã thu hút được một nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn. Theo số liệu của năm 2004, chúng ta đã thu hút được hơn 41,538 tỷ USD vốn đầu tư từ 64 quốc gia, trong số đó số vốn đã thực hiện chiếm 60%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế: chiếm gần 30% vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% xuất khẩu và giải quyết việc làm cho khoảng 400 nghìn lao động trực tiếp và hàng trăm nghìn lao động gián tiếp [4].

Tuy nhiên, tiến trình hội nhập của Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Thứ nhất là vấn đề nhận thức tư tưởng và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế về nội dung, lộ trình hội nhập của nhiều cấp, ngành, doanh nghiệp còn chưa đầy đủ, chưa có sự chủ động nắm bắt thời cơ. Chúng ta có thể thấy là trong thời gian qua có rất nhiều vụ việc liên quan đến quốc tế, đặc biệt là các vụ kiện bán phá giá tôm, cá ba sa, xe đạp…. vụ việc liên quan đến tranh chấp thương mại quốc tế cũng nhiều hơn. Tất nhiên, càng hội nhập và mở cửa nhiều, chúng ta sẽ càng phải đối phó nhiều với những tranh chấp này, tuy nhiên nhiều vụ việc chứng

tỏ cho thấy doanh nghiệp Việt Nam rất thụ động và không nắm rõ các luật chơi này, dẫn đến tình trạng bị động và thiệt thòi.

Thứ hai là hệ thống pháp luật chính sách quản lý kinh tế còn chưa đồng bộ, nhiều quy định chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Thứ ba là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chúng ta nhìn chung còn yếu, chính sách vĩ mô chưa tạo được động lực khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều có quy mô nhỏ, vốn ít. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước hoạt động kém hiệu quả và vẫn còn tư tưởng trông chờ sự bảo hộ của Nhà nước. Hệ thống chính sách nhiều khi chưa tạo ra được sự cạnh tranh thực sự và bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Thứ tư là năng lực của lực lượng lao động của chúng ta còn yếu và ít được đào tạo một cách bài bản.

Thứ năm là chưa có một chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế cho cả giai đoạn dài với các lộ trình mở cửa trong từng lĩnh vực cụ thể. Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một chiến lược tổng thể về hội nhập dựa trên một tầm nhìn dài hạn gắn với chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm phát huy nội lực kết hợp với ngoại lực để đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá thể hiện sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời ta cũng chưa đưa ra được một lộ trình tổng thể các cam kết mở cửa của ta trong tất cả các lĩnh vực nhất là thuế quan, phi thuế quan, đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ ở các cấp độ khác nhau như đơn phương, song phương, khu vực và toàn cầu để có cơ sở đàm phán và giúp các ngành, các cấp, doanh nghiệp có định hướng đúng trong xây dựng chương trình hành động, và có đủ thời gian chuẩn bị chu đáo khi hàng rào bảo hộ dần dần bị xoá bỏ và có biện pháp, kế hoạch chủ động vươn ra thâm nhập thị trường quốc tế.

Theo các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Về cơ cấu nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều mặt phát triển phiến diện, mất cân đối. Ở mức độ lớn, chứng ta phát triển kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động rẻ, chưa tạo được các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, có hàm lượng trí tuệ cao. Trong tầm vi mô, hệ thống kế toán, kiểm toán, các tiêu chuẩn về môi trường, chất lượng sản phẩm còn

nhiều bất cập, chưa đạt chuẩn quốc tế. Những điều đó đang là những trở lực không nhỏ đối với tiến trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, một tiến trình đang tăng tốc và định hướng sự phát triển của thế giới.

Việt Nam hiện nay đang nỗ lực thực hiện các cuộc đàm phán nhằm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, một tổ chức thương mại lớn nhất thế giới. Tham gia vào luật chơi của thế giới, cái mà chúng ta được là rất lớn, song đây không phải là một con đường dễ dàng, và chúng ta sẽ phải chấp nhận những luật chơi rất khắt khe, và chỉ có con đường phát triển – hội nhập một cách bền vững mới đảm bảo việc đạt mục tiêu đã xác định.

2.1.2. Phát triển kinh tế và tác động của nó tới môi trƣờng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Kinh tế, xã hội và môi trường là ba tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia. Việc hội nhập kinh tế thế giới là tất yếu, nhưng việc hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện Việt Nam hiện nay còn ở gần kề ngưỡng nghèo khổ, đồng thời cũng gần mức suy thoái môi trường sinh thái, sản xuất còn dựa chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên.

Theo đánh giá của các chuyên gia, các công ty nước ngoài khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam có thể sẽ gây tác động xấu đến môi trường trên các phương diện sau:

Việc tập trung đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh có khả năng thu hồi vốn nhanh, đầu tư ít, lợi nhuận cao, sử dụng tài nguyên tại chỗ với giá rẻ sẽ là một nhân tố góp phần làm cạn kiệt tài nguyên và phá vỡ sự cân bằng sinh thái;

Vì mục đích lợi nhuận, các nhà sản xuất nước ngoài khi xây dựng các nhà máy sản xuất công nghiệp sẽ cố tình lẩn tránh thuế môi trường cũng như các khoản chi phí cho việc bảo vệ và cải thiện môi trường;

Nhiều nhà máy liên doanh sử dụng một số loại nguyên liệu nhập khẩu không được kiểm dịch chặt chẽ (hoặc qua kiểm dịch nhưng chưa xác định được nguy cơ do hạn chế về phương tiện và trình độ chuyên môn), sẽ là tác nhân gây ra những ổ dịch bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sự sống của nhiều loài sinh vật;

Khi thiết kế xây dựng các công trình, nhà máy không tính đến yếu tố cảnh quan, môi trường một cách đầy đủ (hướng gió, nguồn nước, dự báo tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường của cả vùng, v.v…). Sự nghiệp bảo vệ môi trường hiện nay đã trở thành nhu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và mang tính toàn cầu. Như bất kỳ một nước đang phát triển nào, Việt Nam phải giải quyết mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Để nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của vấn đề môi trường đối với sự phát triển của con người, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định việc tiếp tục đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng

Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường… Mọi hoạt động kinh tế được đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh.

2.1.2.1 Khái quát về hiện trạng môi trường Việt Nam

Rừng tiếp tục bị suy thoái

Mặc dù trong những năm gần đây, tỷ lệ che phủ rừng ở nước ta đã đạt mức khoảng 30% diện tích tự nhiên, song rừng vẫn ở tình trạng suy thoái so với hơn nửa thế kỷ trước, chất lượng rừng giảm sút mạnh. Rừng ngập mặn đã bị khai thác quá mức để nuôi trồng thuỷ sản trên quy mô lớn dẫn tới diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.

Giảm đa dạng sinh học

Địa bàn cư trú của các loài động thực vật hoang dã bị thu hẹp và chia cắt. Nhiều loài đã có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nhiều nguồn gen quý hiếm bị suy giảm.

Chất lượng các nguồn nước tiếp tục xuống cấp

THƢƠNG MẠI

NHẬP KHẨU (Thuốc trừ sâu, tân dược, phẩm màu, ôtô, quần áo

cũ, rác thải, ốc bươu vàng)

THƢƠNG MẠI NỘI ĐỊA (Buôn bán động vật, kinh doanh giết mổ, kinh doanh

ăn uống …) XUẤT KHẨU (Nụng sản, sơ chế dầu thụ, than, gỗ…) CễNG NGHIỆP (Phế thải: lỏng, khớ, rắn…) NÔNG, LÂM, NGƢ (Phá rừng, săn bắn, sử dụng phân bón, đánh bắt hải sản…) GIAO THễNG VẬN TẢI (Bụi, khí độc, tiếng ồn…)

MÔI TRƢỜNG SINH THÁI

Hỡnh 5: Mối quan hệ giữa Thƣơng mại và Môi trƣờng

Ghi chỳ: Ảnh hƣởng của hoạt động thƣơng mại lên môi trƣờng sinh

thỏi

Ảnh hƣởng của môi trƣờng sinh thỏi lờn hoạt động thƣơng

Về trữ lượng, theo đánh giá của các nhà địa chất thì tiềm năng nước bề mặt và nước ngầm của nước ta khá phong phú. Tuy nhiên, nước ngầm đang bị cạn kiệt dần về lượng, ô nhiễm và suy giảm về chất và đang có chiều hướng suy giảm mạnh. Việc khai thác nước bề mặt và nước ngầm một cách bừa bãi, sử dụng không tiết kiệm cũng như tàn phá rừng đầu nguồn làm cho trữ lượng nước giảm mạnh vào mùa khô, làm ảnh hưởng đến các nhà máy thuỷ điện, và lại gây ra lũ lụt lớn vào mùa mưa. Mấy năm gần đây đã xảy ra hiện tượng suy giảm mực nước

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)