Thái Lan

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam (Trang 31)

7. Bố cục của luận văn

1.3.2 Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia Đông Nam Á, gần Việt Nam và cũng có nhiều điều kiện tương đồng với Việt Nam. Thái Lan có diện tích 514.000km2 với 3.219km bờ biển, dân số khoảng 60 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm khoảng 25%, số dân trong diện nghèo đói là 13% và có tới 81% dân số được hưởng nước sạch. Trong tổng sản phẩm quốc dân, công nghiệp đóng góp khoảng 40%, nông nghiệp 10,7% và dịch vụ đóng góp xấp xỉ 50%. Hiện nay do phát triển kinh tế nhanh, Thái Lan đang gặp phải rất nhiều vấn đề môi trường mà đặc biệt nghiêm trọng là nạn hạn hán và cạn kiệt nước ngầm. Ngoài ra còn có các nguy cơ khác như ô nhiễm không khí do giao thông, ô nhiễm nước, nạn phá rừng và săn bắt trái phép. Hàng năm chính phủ Thái Lan dành khoảng 0,8% GDP để chi cho các hoạt động nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề môi trường, Thái Lan đã tham gia và cam kết thực hiện hai nội dung chính của Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển Bền vững, đặc biệt là Chương trình hành động Johannesburg:

Thành lập Uỷ ban quốc gia về Phát triển bền vững do Thủ tướng đứng đầu.

Xây dựng Chiến lược quốc gia về Phát triển bền vững.

Sau đó Uỷ ban quốc gia quyết định thành lập Uỷ ban về Chương trình nghị sự 21 và phát triển bền vững của Liên hợp quốc để xây dựng các giải pháp cũng như kế hoạch triển khai. Vấn đề Phát triển bền vững được đưa vào trong rất nhiều chiến lược, chủ yếu tập trung vào các khía cạnh:

Phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Phát triển bền vững kinh tế Phát triển bền vững xã hội

Sự tham gia của cộng đồng vào Phát triển bền vững.

Chính sách và chủ trương Phát triển bền vững không chỉ được đưa vào trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội mà còn trong nhiều các chính sách, kế hoạch, giải pháp nhằm mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chẳng hạn như Luật Phát triển và Bảo vệ môi trường. Thái Lan cũng đang xây dựng “Chương trình nghị sự quốc gia” với những vấn đề trọng tâm cần đạt được là giảm đói nghèo, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển vốn xã hội và phát triển bền vững. Ngoài ra, Thái Lan còn đưa ra các quy định cụ thể trong Chương trình khung Quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên về việc sử dụng các loại tài nguyên như rừng, than, đất đai, nước…

Thái Lan có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường rất chặt chẽ và có sự phân cấp rõ ràng, các cơ quan chức năng đầy đủ và có sự phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình hoạt động. Ngoài cơ chế tài chính thông thường, Thái Lan còn thành lập Quỹ môi trường hoạt động độc lập, cung cấp nguồn tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

Hơn thế nữa hàng loạt các biên pháp hỗ trợ công tác Quản lý môi trường đã được áp dụng ở Thái Lan mang lại những hiệu quả khá tốt như: Ký quỹ môi truờng, nhãn sinh thái, cô ta ô nhiễm (giấy phép thải).

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)