Kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần Tầu cuốc và Xây dựng

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Tầu cuốc và Xây dựng (Trang 30)

2.3.2.1 Đặc điểm và phân loại TSCĐ tại Công ty

+ Đặc điểm về TSCĐ

Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là nhà xưởng, các máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công các công trình. Các TSCĐ đều tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của Công ty, giá trị hao mòn của nó được chuyển dịch dần vào chi phí kinh doanh của Công ty.

+ Phân loại: TSCĐ tại Công ty được phân thành 3 loại chủ yếu

- TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp thực hiện trích khấu hao đối với loại tài sản này theo quy định, như máy móc,thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng

- TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị do doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng như quyền sử dụng đất, dây chuyền công nghệ

- TSCĐ thuê tài chính là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản như xe tải, xe cẩu phục vụ thi công tại công trường.

2.3.2.2 Xác định nguyên giá và khấu hao TSCĐ

- Nguyên giá tài sản cố định + Xác định nguyên giá TSCĐHH

Nguyên giá TSCĐHH bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ đó đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Tại Công ty cổ phẩn Tầu cuốc và Xây dựng, TSCĐHH của Công ty chủ yếu là do mua sắm., do xây dựng cơ bản

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do mua sắm Nguyên giá TSCĐHH do mua sắm = Giá mua thực tế phải trả + Chi phí vận chuyển,bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử… - Các khoản giảm trừ (nếu có)

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do xây dựng cơ bản là giá thành thực tế công trình hoàn thành + chi phí có liên quan +lệ phí trước bạ

(nếu có)

+ Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản đó tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính

+ Tài khoản sử dụng : theo chế độ hiện hành, kế toán tài sản cố định được theo dõi trên các tài khoản chủ yếu là TK 211, TK212, TK213, TK214.Các tài khoản này có các tài khoản chi tiết được mở riêng cho từng đối tượng và phân xưởng

- Khấu hao TSCĐ: Doanh nghiệp trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng . Thời gian trích lập khấu hao một số tài sản cố định ước tính tại Công ty

Nhà cửa, vật kiến trúc Từ 5 năm đến 10 năm Máy móc , thiết bị Từ 3 năm đến 6 năm Phương tiện vận tải Từ 5 năm đến 8 năm Thiết bị văn phòng Từ 2 năm đến 6 năm

Tầu hút bùn Từ 6 năm đến 8 năm

Tầu XT900-01,02 và Tầu 1200 - 05 15 năm

2.3.2.3 Luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ

Tại phòng kế toán : mỗi khi có TSCĐ tăng thêm, Công ty phải thành lập Hội đồng giao nhận, phải giao hội đồng này có nhiêm vụ nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ và cùng với đơn vị đại diện đơn vị giao TSCĐ lập Biên bàn giao nhận TSCĐ.Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở Thẻ TSCĐ,thẻ này được lập cho từng đối tượng.Từ các sổ này kế toán làm căn cứ để ghi tăng, giảm TSCĐ.

Tại bộ phận sử dụng: theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ nhằm quản lý tài sản đã cấp cho các bộ phận, làm căn cứ để đối chiếu khi kiểm kê tài sản, kế toán mở Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng.

Sơ đồ 2.6 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TĂNG, GIẢM TSCĐ

Quy trình kế toán tổng hợp tài sản cố định theo phương pháp chứng từ ghi sổ được minh họa bằng sơ đồ sau:

TK111, 112, 311,331…

TK 211, 213

TK 111, 112, 331

TK 133

Chi phí mua TSCĐ Giảm giá TSCĐ mua vào

Thuế GTGT

Giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị hao mòn

TK 214

TK 811

TK 241

Ghi chú

Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng

Sơ đồ 2.7 QUY TRÌNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP TSCĐ 2.3.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.3.3.1 Cách tính lương, trích BHXH và trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty cổ phần Tầu cuốc và Xây dựng

Công ty cổ phần Tầu cuốc và Xây dựng do đặc thù là Công ty kinh doanh trong lĩnh vực chủ yếu là thi công các công trình xây dựng, nạo vét

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ kế toán chi tiết TK 211,213 CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái TK 211,214,213 Bảng cân đối số phát sinh

Chứng từ tăng, giảm và khấu hao tài sản cố định

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết

sông ngòi nên Công ty thực hiện việc trả lương theo hình thức khoán sản phẩm cho tập thể nhóm người lao động theo khối lượng công việc hay sản phẩm hoàn thành và theo đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm. đồng thời áp dụng thanh, quyết toán lương 6 tháng 1 lần hàng tháng thực hiện việc ứng trước tiền lương cho người lao động.

+ Đối với công trường xây dựng:

Các đơn vị, xí nghiệp ban đầu đã tham gia tính giá trị công trình dự kiến đấu thầu. Đưa ra giá cạnh tranh sau khi ký hợp đồng, Công ty quyết định giao khoán 100% lượng công việc cho từng công trình thi công. Chỉ huy trưởng công trình điều hành mọi công việc trên công trình thi công, từ nhận mặt bằng, chuẩn bị sản xuất, tổ chức sản xuất, đảm bảo khối lượng chất lượng cũng như tiến độ thi công đã cam kết với chủ đầu tư. Thực hiện việc nghiệm thu thanh toán và bảo hành công trình, chịu trách nhiệm về kỹ thuật kiểm toán theo quy định. Phân phối tiền lương, tiền thưởng, tiền thuê ngoài. Đảm bảo an toàn và các chế độ lao động.

Tùy từng công trình cụ thể, Giám đốc Công ty sẽ quyết định thu chi phí quản lý thấp nhất là 5 %. Riêng đối với những công trình nằm trong gói thầu chung với Tầu hút bùn, tùy theo thực tế Công ty sẽ có quyết định thu riêng + Đối với công trình Tầu hút

Công ty khoán trị số tuyệt đối:

- Tiền lương tính theo đồng/m3

- Tiền dầu… tính theo lít/m3

- Sửa chữa vặt …tính theo đồng/m3

Tùy từng công trình cụ thể Giám đốc sẽ quyết định riêng định mức dầu, trong trường hợp Tầu tiết kiệm còn thừa Công ty sẽ thỏa thuận và mua lại. Ngược lại, nếu thâm hụt, Công ty sẽ phạt tối thiểu từ 1 đến 2 lần số thâm hụt đó và trừ vào tiền lương

Tiền lương của mỗi cán bộ công nhân viên được tính căn cứ vào phiếu thanh toán sản lượng công trình, để tính toán lương cho từng xí nghiệp, đơn vị theo định mức công trình được duyệt

Khi nhận được phiếu giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành từ các xí nghiệp gửi về, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương kiểm tra các chứng từ như: Biên bản nghiệm thu; Biên bản xác định khối lượng hoàn thành; Phiếu giá thanh toán, đơn giá tiền lương để tính lương

- Tiền lương thực tế = Lương khoán - BHXH (6%)

- Lương khoán sản phẩm = Khối lượng sản phẩm x Đơn giá tiền lương / sản phẩm

Tổng quỹ tiền lương sản phẩm đối với sản phẩm Tầu hút bùn được tính là 11% giá trị sản lượng công trình

Trong đó:

- Lương công nhân trực tiếp sản xuất bằng 8% giá trị sản lượng thực hiện

- Lương bộ phận quản lý công trình bằng 2% giá trị sản lượng thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lương bộ phận quản lý doanh nghiệp bằng 1% giá trị sản lượng thực hiện

Căn cứ vào quỹ lương, cơ cấu tiền lương, hệ số lương và số lao động đang làm việc tại công trường và các phòng ban để thanh toán tiền lương cho người lao động và thực hiện việc trích lập các quỹ tiền lương theo quy định

2.3.3.2 Quy trình kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương

Sơ đồ 2.8 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG

TK 334 TK 111

TK 338

Thanh toán lương

TK 335

các khoản khác cho người LĐ

Phải trả tiền lương nghỉ phép của công nhân sảnxuất

TK138, 141, 338

Tiền thưởng phải trả người LĐ Các khoản khấu trừ lương

BHXH phải trả người lao động

TK 431(353)

Ghi chú

Ghi hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng

Sơ đồ 2.9 QUY TRÌNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Giải thích quy trình:

- Hàng ngày, căn cứ vào bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Cái TK334, TK338. Các chứng từ kế toán sau

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ kế toán chi tiết TK3382, 3383,338 4 Bảng tổng hợp tiền lương CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái TK 334,338 Bảng cân đối số phát sinh

Bảng chấm công , Bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ lương

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết Tk3382,3383 ,3384

khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ kế toán chi tiết TK334, TK3382, TK3383...

- Cuối tháng, kế toán tiến hành khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái TK334, TK338.Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.

- Kế toán tiến hành đối chiếu, kiểm tra, khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết TK334, TK338, làm căn cứ để lập Báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Tầu cuốc và Xây dựng (Trang 30)