Kết quả điều tra tình hình xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình trên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn xuân mai – chương mỹ hà nội (Trang 52)

địa bàn Thị Trấn Xuân Mai

Trong quá trình tìm hiểu thực tế kết hợp với điều tra, phỏng vấn 40 hộ dân sinh sống quang khu vực thị trấn Xuân Mai.

Về chất lượng môi trường sống

Bảng 0.4. Đánh giá chất lượng môi trường sống khu vực thị trấn Xuân Mai

Mức độ đánh giá Tốt Trung bình Kém

Số phiếu 8 29 3

Tỷ lệ (%) 20 72,5 7,5

Nhận xét: Với câu hỏi Ông (bà) thấy chất lượng môi trường sống xung quanh như thế nào thì có 73% người dân cho chất lượng môi trường ở mức bình thường, 20% cho là môi trường sống tốt, còn lại 8% cho là môi trường kém chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân. Vậy cho thấy chất lượng môi trường theo cách nhìn người của người dân chưa có biến động nhiều tuy nhiên chất lượng môi trường vẫn còn nhiều mặt hạn chế.

Mức độ quan tâm của người dân tới công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Bảng 0.5. Mức độ quan tâm của người dân tới công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Xuân Mai

Tiêu chí đánh giá Số phiếu Tỉ lệ (%)

Rất quan tâm 10 25

Quan tâm 20 50

Ít quan tâm 7 17,5

Không quan tâm 3 7,5

Hình 09. Biểu đồ mức độ quan tâm của người dân tới công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Xuân Mai

Nhận xét: Từ bảng thống kê và biểu đồ cho thấy mức đô quan tâm của người dân tới công tác quản lý CTRSH là rất lớn 75% (tính cả quan tâm và rất quan tâm). Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận do một số nguyên nhân không quan tâm 7,5 % đến công tác quản lý CTRSH. Do vậy, để có sự quan tâm và tham gia của tất cả người dân cần phải có biện pháp tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để người dân hiểu và ý thức được lợi ích và vai trò của mình trong công tác QLMT.

Sự quan tâm của người dân còn được thể hiện thông qua các ý kiến đánh giá khác nhau về chất lượng dịch vụ thu gom VSMT trên địa bàn TT Xuân Mai cụ thể như sau:

Bảng 06. Mức độ hài lòng của người dân với dịch vụ vệ sinh môi trường tại thị trấn Xuân Mai

Tiêu chí đánh giá Số phiếu Tỉ lệ (%)

Rất hài lòng 5 12,5

Hài lòng 16 40

Bình thường 15 37,5

Không hài lòng 4 10

Tổng 40 100

(Nguồn: Tống hợp từ phiếu điều tra)

Hình 010. Biểu đồ mức độ hài lòng của người dân với dịch vụ vệ sinh môi trường tại thị trấn Xuân Mai

Nhận xét: Từ biểu đồ và bảng kết quả khảo sát cho thấy người dân khá hài lòng về về chất lượng dịch vụ VSMT của TT.Xuân Mai, mức độ hài lòng (40%) và bình thường (37,5) gần bằng nhau. Vì vậy dịch vụ VSMT trong thời gian tới cần nâng cao chất lượng để đảm bảo phục vụ người dân tốt nhất.

Mức độ ảnh hưởng của điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt đối với cuộc sống của người dân

Các điểm tập kết CTRSH của thành phố thường nằm rất gần khu dân cư sinh sống, gây những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân sống trong khu vực này. Theo kết quả khảo sát thì có tới 38/40 người cho rằng bãi tập kết ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Kết quả về mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống người dân được thể hiên trong bảng sau:

Bảng 07. Mức độ ảnh hưởng của điểm tập kết tới cuộc sống người dân thị trấn Xuân Mai

Tiêu chí đánh giá Số phiếu Tỉ lệ (%)

Ảnh hưởng rất nhiều 6 15

Ảnh hưởng nhiều 27 67,5

Ít ảnh hưởng 5 12,5

Không ảnh hưởng 2 5

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Hình 4.11. Biểu đồ mức độ ảnh hưởng của điểm tập kết tới cuộc sống người dân thị trấn Xuân Mai

Nhận xét: Từ bảng kết quả khảo sát ta nhận thấy các điểm tập kết có ảnh hưởng lớn tới đời sống của người dân (82,5%) gấp 16 lần so với ý kiến là không ảnh hưởng và gấp 7 lần so với ý kiến là ảnh hưởng ít. Vì vậy chính quyền địa phương cũng như công ty môi trường đô thị Xuân Mai cần có các biện pháp nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ các tác động xấu ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

Cách thức xử lý rác thải của người dân

Bảng 08. Số hộ dân phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trước khi xử lý

Số hộ phân loại rác thải sinh hoạt N Tỷ lệ (%)

Có 31 77,5%

Không 9 22,5%

Nhận xét: Số liệu trên cho thấy trong tổng số 40 hộ gia đình được hỏi thì có đến 9/40 hộ trả lời chiếm 22,5% cho biết là họ không phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày Trong đó có 31/40 hộ chiếm 77,5%% trả lời có phân loại rác trước khi được thu gom và xử lý nhưng rất sơ sài, chủ yếu là phân loại các loại phế phẩm có giá trị có thể bán được như kim loại, giấy báo, thiết bị điện, điện tử… còn lại thì vất chung ra bãi rác. Điều này chứng tỏ rằng: Có một số hộ dân trong thị trấn thường phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày còn đa số hộ dân thì chưa phân loại. Qua đó cho thấy việc phân loại rác sinh hoạt của người dân tại địa bàn phường chưa đồng bộ, vẫn còn mang tính tự phát và không triệt để.

Năm 2011 Công ty môi trường đô thị Xuân Mai phối hợp cùng Ủy ban nhân nhân thị trấn Xuân Mai phát động phong trào phân loại rác tại nguồn cho khu tập thể đại học Lâm Nghiệp và khu Tân Xuân được một thời gian xong do ý thức của người dân chưa cao nên đã không thu được hiệu quả cao. Do vậy cần đẩy mạnh công tác phân loại rác tại nguồn hơn nữa để chiến dịch phân loại rác được phát động mạnh mẽ và đem lại hiệu quả ca

Bảng 09. Cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình

Cách xử lý rác thải Số Phiếu Tỷ lệ (%)

Để trước nhà công nhân vệ

sinh đến thu gom 25 63%

Để vào thùng rác công cộng 11 27%

Vứt rác ở gần nhà 2 5,0%

Đào hố chôn, đốt 2 5,0%

Khác 0 0%

Tổng 40 100,0%

Kết quả khảo sát 40 hộ gia đình cho thấy đa số người dân để rác trước nhà công nhân vệ sinh đến thu gom. Có 63% hộ tham gia trả lời để rác trước nhà công nhân vệ sinh đến thu gom, 27% hộ cho biết họ để rác vào thùng rác công cộng, có 2/40 hộ chiếm 5% cho biết họ có đào hố để chôn và đốt.

Theo quan sát của cá nhân tôi, các thùng rác công cộng thường để cho những người qua đường bỏ vào, rác của các hộ dân thì chủ yếu do các lực lượng vệ sinh đến thu gom.

Qua quan sát, tôi nhận thấy đa số các hộ gia đình bỏ rác vào thùng công cộng là những hộ sống gần các con đường có phân bổ thùng rác, nhưng tất cả các hộ này đều phải trả tiền phí thu gom rác. Còn những hộ đào hố để chôn và đốt thì thường là những hộ sống ở trong các con hẻm có khu đất rộng, đây thường là những hộ nằm sâu trong các con hẻm nhỏ của các khu và lực lượng thu gom không tới thu gom rác thải của họ nên các hộ này cũng chưa phải đóng tiền phí thu gom rác.

Chôn và đốt là hai phương pháp truyền thống. Cách xử lý này tuy làm giảm lượng rác thải có trong môi trường, các chất thải sau khi chôn lấp sẽ thối rữa mục nát trong một thời gian ngắn, nhưng những chất vô cơ như bịch nilon, thuỷ tinh, nhựa, sắt…vv hàng chục năm cũng khó phân huỷ hết, nó sẽ là nguyên nhân phát sinh các mầm bệnh.

Trong một nguồn thải có thể có một hay nhiều chất thải rắn khác nhau. Tuy nhiên chất thải ở các hộ gia đình chủ yếu bao gồm: Thực phẩm thừa không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn… Đặc điểm quan trọng của các loại chất thải này là phân huỷ nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân huỷ thường gây ra mùi hôi thối khó chịu. Ngoài ra còn có chất thải cháy như giấy, bìa nhựa, vải, cao su, gỗ…Và chất thải không cháy như thuỷ tinh, vỏ hộp kim loại… đây là những chất thải rất khó phân huỷ.

Các loại chất thải có thể đốt cháy sẽ làm giảm lượng rác thải thải ra môi trường nhưng cũng có mặt còn tồn tại. Các loại rác sau khi đốt sẽ sinh ra khói bụi độc hại, những chất độc hại sẽ làm ô nhiễm bầu không khí và có thể gây ra các loại bệnh cho con người.

Số hộ thực hiện theo cách này rất ít. Cả hai cách làm này nếu không đúng quy định và hợp lý đều góp phần làm ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn. Do đó công việc chính của người dân để đóng góp vào việc bảo vệ môi trường là chỉ nên tham gia vào việc thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt cách hợp lý. Còn việc xử lý rác thải thì nên để các cơ quan có trách nhiệm tiến hành như vậy sẽ

giảm được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sống và không gây hại cho sức khỏe của người dân.

4.8. MỘT SỐ DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTR, BVMT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN

4.8.1 Các dự án xử lý CTR đã và đang thực hiện tại Huyện Chương Mỹ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố về việc đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải tập trung, UBND huyện Chương Mỹ đã quy hoạch 3 khu xử lý rác thải, gồm: khu xử lý Núi Thoong - xã Tân Tiến, nhà máy xử lý rác thải thôn Đồng Ké - xã Trần Phú, Khu xử lý Đồng Dộc - xã Đông Sơn. Tiến độ thực hiện của 3 khu xử lý cụ thể như sau [1]:

Khu xử lý rác thải Núi Thoong - xã Tân Tiến

Khu xử lý rác Núi Thoong đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt với diện tích 10,4ha sử dụng công nghệ chôn lấp rác thải, nhưng sau khi xảy ra sự cố thủng đáy ô chôn lấp số 2 làm thẩm thấu nước rác ngày 30/7/2008, khu xử lý đã dừng hoạt động. Hiện nay, chủ đầu tư là công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đã đề nghị chuyển đổi công nghệ từ chôn lấp rác thải chuyển sang sử dụng công nghệ chế biến rác làm phân Complus và đốt chất thải vô cơ, sử dụng công nghệ hiện đại của Mỹ. Hình thức đầu tư liên doanh với Tập đoàn EARTHCARE Pháp - Hoa Kỳ, đã ký hợp đồng liên doanh, tổng kinh phí thực hiện dự án là 17,5 triệu USD, đã có quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường, hiện đang trình Bộ khoa học công nghệ thẩm định công nghệ [1].

Dự án Nhà máy xử lý rác thải thôn Đồng Ké, xã Trần Phú

Dự án Nhà máy xử lý rác Đồng Ké đã có mặt bằng để đầu tư xây dựng với diện tích 24,3 ha, đã thực hiện xong bồi thường GPMB thu hồi đất, hiện nay Sở Xây dựng đang chủ trì lập hồ sơ mời thầu. Đề nghị UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ chọn chủ đầu tư và sớm đầu tư xây dựng nhà máy. Đối với việc giải quyết tranh chấp địa giới hành chính, UBND huyện đã báo cáo UBND thành phố, qua làm việc với Tổ công tác của Bộ Tài nguyên môi trường hiện liên bộ đã trình Chính phủ chấp thuận đề xuất của huyện Chương Mỹ ranh giới khu xử lý rác Đồng Ké giữ theo đúng đề xuất toàn bộ diện tích khu xử lý rác thuộc địa giới hành chính huyện Chương Mỹ quản lý [1].

Dự án xây dựng khu xử lý rác thải Đồng Dộc, xã Đông Sơn

Thực hiện nghị quyết số 50/2010/QĐ-UBND ngày 09/10/2010 của UBND thành phố Hà Nội, Phòng Tài nguyên và môi trường đã phối hợp với các ngành chức năng của huyện khảo sát địa điểm xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung của huyện. Sau quá trình điều tra, khảo sát đã tìm được vị trí phù hợp tại khu Đồng Dộc, xã Đông Sơn với quy mô diện tích khoảng 1,6ha phương thức đầu tư xây dựng bãi chôn lấp có kiểm soát, hợp vệ sinh môi trường [1].

Tiến độ thực hiện: Dự án đã được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận về chủ trương đầu tư xây dựng tại văn bản số 2584/UBND-NN ngày 13/4/2011 và các Sở: Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch và Kiến trúc đồng ý cho phép thực hiện dự án tại văn bản số 2329/QHKT-HTKT ngày 13/7/2011 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội. Tuy nhiên theo ý kiến của Sở QHKT đề nghị huyện có văn bản thỏa thuận của Tổng công ty Tập đoàn Nam Cường do khu đất này nằm trong quy hoạch đô thị hoàn vốn dự án đường trục kinh tế Bắc Nam tỉnh Hà Tây. Hiện đang lập dự án xin chấp thuận và hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư [1].

4.8.2. Tuyên truyền giáo dục về ý thức của người dân

Đề nghị các cấp tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức về giữ gìn bảo vệ môi trường trong nhân dân. Duy trì bảo vệ môi trường trên các tuyến phố, tuyến đường khu dân cư. Hàng ngày thu dọn vận chuyển hết CTR trong thị trấn không để CTR tồn đọng lưu lại trong ngày. Tổ chức tuyên truyền vận động, ký cam kết đến từng hộ dân, các hộ kinh doanh cửa hàng… không xả CTR ra đường. Đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm các quy định về quản lý trật tự vệ sinh đô thị.

4.8.3. Đào tạo cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn

Công ty Môi trường mở các lớp ngắn ngày phổ biến về các quy trình kỹ thuật cho công nhân mới vào công ty, nâng cao ý thức trách nhiệm trong từng công việc. Nâng cao nhận thức cho từng công nhân để mỗi công nhân là một tuyên truyền viên đến từng người dân về ý thức bảo vệ môi trường về nạn vứt rác bừa bãi.

Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý được đi dự các lớp bồ dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Khuyến khích công nhân viên tìm tòi sáng tạo các biện pháp cải tiến trong sẳn xuất nhằm tiết kiệm và nâng cao chất lượng dịch vụ.

4.8.4 Chỉ đạo tổ chức thực hiện

Phát triển chương trình giảm thiểu- tái chế- tái sử dụng chất thải (3R) tại thị trấn góp phần BVMT.

Công ty phối hợp cùng UBND thị trấn tổ chức phong trào đường phố kiểu mẫu từ năm 2009 cho tới nay. Cần tiếp tục duy trì và mở rộng phong trào đường phố kiểu mẫu đảm bảo nhà sạch- sạch đường- đẹp khu, tổ với các nội dung sau:

 Đối với CTR từ nhà dân: Vận động nhân dân thu gom CTR và đổ đúng giờ khi có công nhân của Công ty thu gom, đổ CTR đúng nơi quy định không vứt bừa bãi hoặc đổ CTR khi hết giờ thu gom nhằm tạo dựng cho người dân thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.

 Đối với CTR của các hộ dịch vụ kinh doanh bán hàng:Phối hợp cùng chính quyền địa phương cụm dân cư tuyên truyền hướng dẫn các hộ kinh doanh bỏ CTR vào túi hoặc thùng chứa không để CTR phân tán rơi vãi ra đường phố.

Định ký phối hợp cùng UBND phường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tuyệt đối không bỏ CTR ra đường phố sau khi thu gom.

 Đối với các cơ quan đơn vị:Chủ động liên hệ để phối hợp công tác thu gom ngay tại cơ quan đơn vị hoặc thu gom vào các thùng chứa tại cơ quan đơn vị để Công ty chủ động vận chuyển theo kế hoạch.

Tuyệt đối không bỏ CTR ra đường phố sau khi thu gom.

4.8.5 Các giải pháp khác

Công ty cần đầu tư kinh phí bổ sung trang thiết bị phục vụ công công tác thu gom lưu trữ và vận chuyển giúp hiệu quả làm việc được nâng cao.

Bổ sung đội ngũ cán bộ, công nhân viên có tay nghề giúp công tác quản lý và

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn xuân mai – chương mỹ hà nội (Trang 52)