Kết luận chương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về đảm bảo chất lượng dịch vụ cho mạng LAN không dây (Trang 33)

IEEE 802.11 MAC điều khiển môi trường truyền với hai phương thức chính là: Chức năng cộng tác phân tán DCF và chức năng cộng tác phối hợp điểm PCF. DCF dựa vào giao thức CSMA/CA hoạt động với tất cả cấu trúc của mạng, còn PCF dựa vào phương thức hỏi vòng không có xung đột nhằm cung cấp dịch vụ hạn định về thời gian chỉ hoạt động với mạng có kiến trúc. IEEE 802.11 MAC đã hoạt động tốt trên môi trường vô tuyến, cung cấp vận chuyển lưu lượng một cách tốt nhất, đơn giản, hiệu quả. Song một hạn chế lớn nhất của IEEE 802.11 MAC là chưa cung cấp dịch vụ QoS cho một loại dịch vụ, lưu lượng nào.

IEEE 802.11e với việc bổ sung cung cấp dịch vụ QoS trên cơ sở phân biệt theo loại lưu lượng, sử dụng frame phân xử AIFS và cơ hội truyền XTOP và sử dụng CWmin, CWmax khác nhau cho từng kiểu lưu lượng. IEEE 802.11e với phương thức truy cập HCF dựa trên hai cơ chế EDCF (cải tiến DCF) và HCCA (cải tiến của PCF) đã giải quyết hạn chế lớn nhất của IEEE 802.11 là cung cấp dịch vụ QoS theo tám sự ưu tiên tương ứng bốn nhóm lưu lượng khác nhau theo từng mức ưu tiên từ Voice, Video, best-effort và background tương ứng với AC[0] đến AC[3].

Nhưng IEEE 802.11e còn hạn chế đó là khi lưu lượng ưu tiên cao gửi với một số lượng lớn thì các lưu lượng có ưu tiên thấp giảm nhanh chóng và

có lúc chết đói, chưa có cơ chế điều tiết đảm bảo công bằng giữa các lưu lượng, với ít nhất là tại một cận dưới nào đó. Hay nói cách khác chưa có cơ chế đảm bảo cận dưới hoặc cận trên đối với một loại dịch vụ. IEEE 802.11e chỉ cung cấp dịch vụ QoS dựa trên từng loại (nhóm) lưu lượng chứ chưa cung cấp sự kết hợp ưu tiên về loại lưu lượng (theo thời gian) và ưu tiên về tải.

Chương 2: ĐẢM BẢO SỰ CÔNG BẰNG TRÊN IEEE 802.11

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về đảm bảo chất lượng dịch vụ cho mạng LAN không dây (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)