Đặc điểm nền nông nghiệp cổ truyền

Một phần của tài liệu Tài liệu luyện thi đại học môn địa lí new (Trang 32)

+ Sản xuất nhỏ, thủ công, năng suất lao động thấp + Sản phẩm ít, chỉ tự cung tự cấp

- Đặc điểm nền nông nghiệp hàng hóa

+ Sản xuất với quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc, vật tư, gắn liền với thâm canh, năng suất, sản lượng lớn

+ Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận, đẩy mạnh xuất khẩu - Nước ta đang từng bước chuyển dần từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa

2.1.3. Hướng chuyển dịch của cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Hoạt động nông nghiệp vẫn là bộ phận chủ yếu, nhưng theo nghĩa rộng bao gồm cả nông - lâm - ngư,. Từ khi đổi mới tỉ trọng ngành này giảm dần, tuy nhiên còn chậm

- Các hoạt động phi nông nghiệp hiện nay đang dần tăng tỉ trọng

- KT nông thôn cũng gồm nhiều thành phần kinh tế: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, trang trại

- Hướng chuyển dịch của kinh tế nông thôn hiện nay:

+ Sản xuất hàng hóa: đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng NN chuyên môn hóa kết hợp công nghiệp chế biến, hướng ra xuất khẩu

+ Đa dạng hóa kinh tế nông thôn: tập trung vào sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, phát triển các ngành dịch vụ phi nông nghiệp

2.1.4. Ngành lương thực, thưc phẩm(LTTP)

a. Vai trò

+ Cung cấp lương thực cho nhân dân, thức ăn cho chăn nuôi

+ Cung nguyên liệu cho công nghiệp, là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng

+ Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta cực kì quan trọng, vì nước ta là nước đông dân

- Việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, vì:

+ Là cơ sở nguyên liệu để phát triển chăn nuôi + Là cơ sở phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả + Thúc đẩy các dịch vụ nông nghiệp

b. Tình hình phát triển

b1.. Điều kiện phát triển

- Điều kiện tự nhiên và TNTN Thuận lợi: đất, nước, khí hậu...

- Điều kiện KT - XH thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm sản xuất, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có đường lối phát triển và đầu tư cho sản xuất lương thực

- Khó khăn: thiên tai bão, lũ, hạn, sâu bệnh

- Diện tích trông lương thực tăng lên: 1980: 5,6 đến 2005: 7,3 tr. ha - Năng suất: do tích cực thâm canh, nên năng suất tăng nhanh: 1980: 21tạ/ha, 2005: 49 tạ/ha

- Sản lượng: do diện tích và năng suất tăng nên sản lượng tăng liên tục, năm 1980: 11,6 triệu tấn đến 2005: 36 triệu tấn.

- Bình quân lương thực đầu người tăng lên đáng kể, 2005: 470kg/ng, không những thế xuất khẩu gạo hàng năm: 3 – 4 triệu tấn (thứ 3 TG)

- Phân bố: Nước ta có 2 vùng sản xuất lương thực lớn

+ Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp 50% lương thực cả nước + Đồng bằng sông Hồng cung cấp gần 20% lương thực cả nước.

2.1.5. Trồng cây công nghiệp và cây ăn quảa. Điều kiện phát triển a. Điều kiện phát triển

- Điều kiện tự nhiên

+ khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có mùa đông lạnh, có thể trồng được nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có nhiều loại đất cả ở vùng núi và đồng bằng thích hợp với các loại cây công nghiệp và cây ăn quả

+ Nguồn nước phong phú đảm bảo tưới tiêu...

- Các điều kiện KT - XH thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, mạng lưới công nghiệp chế biến đã hình thành và phát triển, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước lớn

b. Tình hình sản xuất và phân bố:

+ Tổng diện tích năm 2005: 2,5 triệu ha, trong đó cây công nghiệp lâu năm là 1,6 triệu ha (chiếm 65% tổng dt)

+ Các loại cây CN, cây ăn quả và phân bố của nó:

Một phần của tài liệu Tài liệu luyện thi đại học môn địa lí new (Trang 32)