Sử dụng phép lặp mang ý nghĩa biểu tượng cho chi tiết.

Một phần của tài liệu VĂN HỌC NHẬT BẢN AWABATA (Trang 64)

II. Tác phẩm “Ngàn Cánh Hạc” Tác phẩm “Ngàn Cánh Hạc”

5. Nghệ thuật trong tác phẩm

5.2 Sử dụng phép lặp mang ý nghĩa biểu tượng cho chi tiết.

5.2 Sử dụng phép lặp mang ý nghĩa biểu tượng cho chi tiết.

 Chi tiết “Chất độc phun ra từ miệng” của Chikako lặp lại như thế nhằm khắc họa cái nhỏ

nhen, toan tính trong người phụ nữ này.

 Hình ảnh chiếc khăn màu hồng thêu ngàn cánh hạc xuất hiện 13 lần: đối sánh giữa phàm

tục và thanh cao, giữa cái ti tiện, nhỏ nhen, ích kỉ với sự trong sáng, thánh thiện, thoát tục..

 Chiếc chén uống trà Shino xuất hiện 11 lần. Sự lặp lại một biểu tượng dưới nhiều biến thể vừa gieo một dấu ấn tương đồng, cùng một ý nghĩa lại vừa gợi ra sự sinh động, phong phú của đời sống biểu tượng. Chiếc chén Shino là biểu tượng tồn tại dưới bốn biến thể nữa là chén Oirbe, bình Shino, cặp chén Raku và chiếc chén Karatsu. Tất cả đều biểu trưng cho vẻ đẹp trà đạo trong cảm thức suy tàn nhưng mỗi đồ vật với mỗi lịch sử riêng, nét đẹp riêng, số phận riêng đã tạo nên một sức hấp dẫn vô cùng với người đọc.

- Có thể hệ thống lại những đặc điểm nghệ thuật có được thông qua phép lặp mà Kawabata sử dụng như sau:

Thứ nhất, tiểu thuyết của Kawabata luôn có xu hướng tìm về với truyền thống trong một cảm thức mất mát và suy tàn.

 Kawabata như vẽ ra một khung cảnh về sự mai một của trà đạo, hay nói cách khác trà đa đang đến hồi suy vong.

 Kikuji từ chối việc đến tham dự những buổi trà đạo.

 Chikako tổ chức những buổi trà đạo chỉ nhằm mục đích là mai mối để có thể đạt được mục đích của mình.

Thứ hai, cái chết là một ám ảnh ghê gớm với Kawabata, tiểu thuyết của ông luôn mang màu sắc buồn bã của sự chia ly và niềm tuyệt vọng.

 Cái chết của cha Kikuji, sự chia lìa giữa một người đàn ông và cả 3 người phụ nữ, chính là: mẹ Kikuji, bà Ota và Chikako.

 Cái chết của bà Ota đối với Kikuji là niềm tiếc thương không nguôi nỗi thương nhớ tuyệt vọng ấy sẽ mãi mãi còn hiện diện.

Thứ ba, cái đẹp với Kawabata là vũ trụ vĩnh hằng và Nữ tính vĩnh cửu. Vũ trụ là thiên nhiên hoang sơ, tuyệt mĩ và nữ tính vĩnh cửu là ở người con gái. Nhưng đó bao giờ cũng là cái đẹp mong manh và không thể sở hữu. Cái đẹp như một ước vọng không cùng.

 Hình ảnh những người con gái đẹp trong tác phẩm Ngàn Cánh Hạc

Thứ tư, tất cả những biểu tượng trong tiểu thuyết Kawabata đều gặp nhau ở sự biểu đạt tâm hồn Nhật Bản: tôn thờ cái Đẹp, hòa hợp tương giao giữa con người - tự nhiên và phát triển trong trạng thái đầy mâu thuẫn trái ngược.

Một phần của tài liệu VĂN HỌC NHẬT BẢN AWABATA (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(74 trang)