Tình yêu con người • Tình yêu mang tính chất tội lỗ

Một phần của tài liệu VĂN HỌC NHẬT BẢN AWABATA (Trang 33)

II. Tác phẩm “Ngàn Cánh Hạc” Tác phẩm “Ngàn Cánh Hạc”

2. Tình yêu trong ngàn cánh hạc

2.1 Tình yêu con người • Tình yêu mang tính chất tội lỗ

Tình yêu mang tính chất tội lỗi

Tình yêu của ông Mitani với bà Ota và Chikako

Ông Mitani là một người đã có gia đình, nhưng ngoài mối quan hệ với vợ, ông đã có thêm hai người đàn bà, đó là bà Ota - vợ của một người bạn và Chikako - một vị trà sư, tất cả đều hết lòng với ông.

*Thứ nhất, mối tình giữa ông Mitani và bà Ota là mối tình tội lỗi.

-Bà Ota là người có một tình yêu bất chấp tội lỗi. Bà chấp nhận làm người tình của ông Mitani

-Tình yêu với ông Mitani không bao giờ ngừng kể cả khi ông đã qua đời, và ngọn lửa tình yêu cháy bỏng đó trong bà đã bùng cháy khi bà gặp lại người con trai của ông - Kikuji

*Thứ hai là mối tình giữa ông Mitani và Chikako (người phụ nữ có cái bớt ở ngực)

-Với ông Mitani, Chikako chỉ là một đồ chơi nhưng có lẽ Chikako đã giành cho ông Mitani một thứ tình cảm đặc biệt

-Chikako cố gắng chiếm đoạt tình yêu từ ông Mitani, bởi vì đó là thứ mà cô ta khao khát nhưng lại không bao giờ có được.

*Tình yêu của Kikuji với bà Ota (người tình của cha Kikuji)

- Cuộc tình ngang trái giữa ông Mitani và bà Ota luôn hiện diện trong ký ức của Kikuji ngay cả khi người cha đã qua đời. Lúc Kikuji và bà Ota yêu nhau, cuộc tình ấy luôn ám ảnh người trong cuộc.

- Bà Ota chỉ muốn gặp Kikuji, con trai của người tình cũ nay đã trưởng thành, để ngỏ lời xin lỗi, nhưng "tiếng sét" giáng xuống tâm hồn, bà thấy lại người xưa và đã để mặc cho ngọn lửa cháy bỏng đó sống lại nên đã ân ái cùng Kikuji.

Tình yêu của bà Ota và Kikuji là một tình yêu tội lỗi vì các mối quan hệ ràng buộc của xã hội không cho phép, một thứ tình yêu vô luân.

Vì vậy, bà Ôta không thể thoát khỏi những mặc cảm tội lỗi mà mình đã gây ra.

"Nàng đã đi tìm cái chết vì mặc cảm tội lỗi, vì không có lối thoát ? hay nàng chết dưới mãnh lực của tình yêu mà nàng không thể dập tắt được.

Vì tội lỗi hay vì tình yêu? Câu hỏi ấy ngày đêm không ngớt dày vò Kikuji, từ một tuần nay, không lời giải đáp.

Kikuji tiếp tục sống những giây phút thần tiên của nhục cảm với hương nàng, cho đến ngày chàng nhận thấy mùi hương ấy không chỉ là mộng ảo, mà còn hiện hữu trên người con gái của nàng: Fumiko. Và đúng như ước muốn của Ota, Kikuji theo con đường cũ nàng đã đi: chàng yêu người con gái qua hình ảnh người mẹ.

Cái chết của Ota liên quan đến cái chết của Kawabata: "Chết là vĩnh viễn từ chối mọi lý giải của người khác. Không ai biết lý do hành động tự hủy của một người, cũng không ai có quyền phán đoán người đi tìm cái chết".

*Tình yêu trong chiều sâu của cái đẹp

Tình yêu cái đẹp, cảm xúc về cái đẹp là một nét nổi bật của văn hóa Nhật Bản.

-Yukiko và Fumiko được xây dựng như những hình mẫu của cái đẹp và cũng là hình bóng đem đến cảm giác thanh thản và bình an cho chàng Kikuji.

- Nhân vật nữ của Kawabata luôn ánh chiếu vẻ đẹp bên trong, ở họ có một cái gì đấy khó nắm bắt. Tất cả dường như ở dạng trực cảm, ẩn náu và tinh tế, tất cả họ đều tràn trề nữ tính. Khắc họa chân dung nhân vật nữ, Kawabata thường chộp lấy những khoảnh khắc bừng sáng của vẻ đẹp.

- Người ta gọi Kawabata là người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp, Kawabata đi tìm cái đẹp mất đi trong khoảnh khắc và cũng tái sinh trong khoảnh khắc.

Hai người con gái khác nhau, mang hai nét tính cách khác biệt nhưng họ cùng gặp gỡ nhau ở một điểm chung đó là cái đẹp trong nền trà đạo.

Cả Yukiko và Fumiko đều là những người phụ nữ đẹp, hầu hết các nhân vật nữ trong sáng tác của Kawabata đều là những hình mẫu của cái đẹp mang linh hồn xứ sở Phù Tang. Nhân vật nữ thường được Kawabata xây dựng trong thủ pháp gương soi. Hai người thiếu nữ thực chất là một thứ gương soi trong suốt để Kikuji nhìn vào đáy sâu tâm hồn mình.

Một phần của tài liệu VĂN HỌC NHẬT BẢN AWABATA (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(74 trang)