Mô hình và các thông số mô phỏng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu năng mạng không dây theo chuẩn (Trang 86)

a) Mô hình:

Định nghĩa các kịch bản: Bao gồm các mô-đun lựa chọn các giao thức định tuyến, các phương thức kết nối, lập lịch các sự kiện ví dụ như khởi đầu trạm điều khiển, trạm làm việc trong mạng, các kiểu lan truyền, hàng đợi, beacon …

Để so sánh hiệu suất thực thi, với mong muốn đánh giá được hiệu suất của chuẩn 802.15.3, bởi vậy tôi thực hiện trên 2 node, bên nhận và bên gửi, sau đó là đưa thêm các node khác để xem tác động của các điểm lên hiệu suất thực thi của chúng.

Hình 37 dưới đây là mô hình được sử dụng trong việc đánh giá hiệu suất. Trong đó các node mạng được đánh số là 0, 1,…,n; node 0 là trạm điều khiển (PNC), các node còn lại là trạm làm việc (DEV). Để tạo ra nguồn lưu lượng UDP, ở node 1 thiết bị sẽ truyền một luồng Video Mpeg-4 đến thiết bị ở trên node 0, Loss Monitor (Giám sát mất mát) có thể giám sát các packet đang được truyền, cũng như các packet bị mất, được cấu hình như sơ đồ sau:

LossMonitor 1 0 ... n UDP Mpeg-4 node Traffic source agent

Hình 37: Mô hình mạng của chuẩn 802.15.3

b)Mô hình hàng đợi

Một hàng đợi đầu ra của node được thực thi như một phần của đối tượng simplex link (liên kết 1 chiều). Các packet ra khỏi hàng đợi sẽ được chuyển đến đối tượng Delay để thực thi trì hoãn liên kết. Các packet bị drop (bị bỏ) khỏi hàng đợi sẽ được gửi đến Agent/Null và bị huỷ tại đây. Cuối cùng, đối tượng Thời gian tồn tại TTL tính giá trị TTL cho từng packet và cập nhật giá trị TTL mới. Hàng đợi trong các mô phỏng này là: Queue/DropTail/PriQueue (Khởi tạo hàng đợi ưu tiên chứa các đỉnh chờ duyệt).

1 0 Simplex Link Queue Link:: entry Delay TTL Agent/Null Hình 38: Mô hình hàng đợi c) Các thông số :

Tỉ lệ phân phát gói (Packet delivery ratio): Là tỉ lệ giữa các gói nhận được

trên gói truyền đi trong phân tầng MAC.

Trễ chặng (Hop delay): Thời gian truyền một gói từ một trạm đến một

trạm láng giềng gọi là một “trễ chặng”, bao gồm t hời gia n t h ự c hiện toàn bộ các quá trình cần thiết (thời gian chờ cũng như là thời gian truyền), Thời gian này được tính trung bình trên toàn bộ quá trình thực hiện từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc thời gian thực hiện mô phỏng. Nó không những được dùng để đo khả năng truyền dữ liệu mà còn là thông số chỉ thị gián tiếp khả năng của tầng MAC. Tầng MAC phải điều khiển các gói từng bước từng bước một. Vì vậy “trễ chặng” càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả của MAC càng nhỏ.

Tỉ lệ kết nối thành công (successful association rate): Là tỉ lệ kết nối thành công giữa các trạm làm việc với trạm điều khiển trên tổng số các trạm muốn kết nối với trạm điều khiển.

Hiệu suất truyền (Association efficency): Số lần thực hiện liên kết thành công trên số lượng trung bình mà các trạm dự định truyền.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu năng mạng không dây theo chuẩn (Trang 86)