Đối với chuẩn 802.15.3 yêu cầu thiết kế các kiến trúc giao thức nhằm đạt được các yếu tố như: Tối ưu hóa quản lý điện năng và QoS, giá thấp và ít phức tạp, kích cỡ nhỏ và dễ tích hợp với các thiết bị khác và mang tính phổ dụng liên quan nhiều đến tầng vật lý và liên kết dữ liệu. Bởi vậy, nhóm chuẩn IEEE 802.15 chỉ tập chung xây dựng và phát triển ở các tầng thấp. Cụ thể là hai tầng “Data link” và tầng “Physical”, được thể hiện như sau:
ISO - OSI Model IEEE 802.15 Model
1 Application High Layers 2 Presentation 3 Session 4 Transport 5 Network 6 Data link
Logical Link Control(LLC) Media Access Control (MAC) – IEEE 802.15
7 Physical Physical
(PHY) – IEEE 802.15.3
Hình 13: Mô hình OSI và IEEE 802.15
Đặc biệt kiến trúc của chuẩn IEEE 802.15.3 được thể hiện chi tiết hơn như trên hình vẽ 14 sau:
Hình 14 - Kiến trúc của IEEE 802.15.3 Trong đó, các tầng như sau:
- Tầng vật lý (IEEE 802.15.3 PHY): Truyền tải và tiếp nhận kênh vô tuyến điện (sóng vô tuyến điện) về mặt vật lý.
- Tầng MAC (IEEE 802.15.3 MAC): Truy cập kênh truyền, duy trì PAN và vận chuyển dữ liệu được tin cậy.
- Tầng thứ 3 (NWK): Quản lý cấu hình, quản lý MAC, định tuyến, phát hiện giao thức, quản lý an ninh.
- Tầng thứ 4 (API): Giao diện lập trình ứng dụng
- Tầng thứ 5: Các ứng dụng được các nhà phát triển đầu cuối xây dựng, được thiết kế sử dụng các chính sách dành cho ứng dụng.
Với kiến trúc của 802.15.3 nhằm giải quyết các vấn đề sau: - Tối ưu hóa đối với vấn đề Multimedia.
- Cung cấp các giải pháp kết nối có hướng xác định với hằng số băng thông. - Hỗ trợ cho luồng lưu lượng với độ tin cậy rất cao và độ trễ thấp.
- Có khả năng hình thành mạng ad-hoc.
Trong các tầng kể trên, luận văn sẽ đi sâu vào 2 tầng được quan tâm và tạo nên tất cả giá trị của chuẩn 802.15.3 đó là tầng vật lý và tầng MAC, chúng sẽ được trình bày kỹ trong các mục 3.2.1 và 3.2.2 của luận văn.