Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định trách nhiệm dân

Một phần của tài liệu Xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam (Trang 81)

sự liên đới của vợ chồng.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, pháp luật dân sự nói chung và pháp luật HN&GĐ nói riêng hiện hành đã có sự phát triển cao trên cơ sở kế thừa và phát huy những quy định tiến bộ của những văn bản pháp luật trước đó, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu khách quan trong sự phát triến của xã hội và gia đình (chế độ tài sản của vợ chồng nói chung và chế định về trách nhiệm liên đới của vợ chồng nói riêng trong Luật HN&GĐ năm 2000 đã thể hiện rõ nét về vấn đề này). Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý cho thấy, các quy định nói chung, chế độ tài sản của vợ chồng nói riêng trong đó có quy định về

trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch hợp pháp do một bên vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình trong pháp luật HN&GĐ hiện hành còn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa thành những chuẩn mực pháp lý trong xử sự của các thành viên trong gia đình. Nguyên nhân thì có nhiều, song theo chúng tôi, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do thiếu các quy định pháp luật, hay các quy định pháp luật chưa cụ thể, còn chung chung và trên thực tế còn quá nhiều hạn chế trong công tác tổ chức và áp dụng Luật HN&GĐ. Sự yếu kém trong công tác tổ chức và áp dụng Luật HN&GĐ, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng xuất phát từ những lý do chủ quan hoặc khách quan khác nhau và để khắc phục hiện tượng này, theo chúng tôi cần tiến hành đồng bộ những giải pháp sau:

Thứ nhất: xuất phát từ đặc thù của quan hệ HN&GĐ, các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng trong đó có cả những tranh chấp về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng cũng mang những đặc điểm riêng biệt so với các tranh chấp tài sản khác. Song trong tổ chức và hoạt động của Tòa án, Tòa dân sự giải quyết cả hai loại việc dân sự và hôn nhân, gia đình. Do đó, kỹ năng xét xử các vụ việc dân sự thường áp dụng chung cho cả các tranh chấp hôn nhân, gia đình và tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng, trách nhiệm liên đới của vợ chồng. Thực tế này cũng tạo nhiều thuận lợi trong công tác tổ chức và hoạt động của Tòa án, tuy nhiên trong nhiều vụ việc lại không phù hợp với đặc thù của tranh chấp từ các quan hệ HN&GĐ. Để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết các loại tranh chấp này, theo chúng tôi, ngành Tòa án cần xây dựng một đội ngũ thẩm phán, cán bộ chuyên trách cả về chuyên môn và nghiệp vụ xét xử về các vụ việc trong lĩnh vực HN&GĐ, và giải pháp tối ưu nhất là Nhà nước ta nên thành lập Tòa án HN&GĐ. Thực tế cho thấy, những năm gần đây, những vụ án liên quan tới HN&GĐ nói chung, tài sản của vợ chồng và trách nhiệm liên đới của vợ chồng chiếm số lượng lớn, gây quá tải cho tòa án các cấp. Khiếu kiện

của người dân tăng lên nhanh chóng một phần vì thiếu sự chuyên trách trong từng lĩnh vực cụ thể làm cho cán bộ ngành tòa án phải như con “dao pha” trong nhiều lĩnh vực như: lao động, kinh tế, dân sự, HN&GĐ, thương mại…Vì thế mà chất lượng xét xử không cao, còn nhầm lẫn, sai sót khi xét xử. Do đó, thành lập tòa án chuyên trách trong các lĩnh vực khác nhau nhất là trong lĩnh vực về HN&GĐ là việc hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai: một trong những khó khăn mà tòa án nhân dân các cấp thường gặp trong xét xử các vụ việc này là do các quy định của pháp luật hoặc thiếu hoặc không cụ thể, còn chung chung. Để khắc phục tình trạng này, Tòa án cần đa dạng hóa việc áp dụng pháp luật, đặc biệt vận dụng các phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp trong đời sống xã hội về HN&GĐ. Ngoài ra, cũng cần thiết phải công nhận hình thức án lệ áp dụng cho các quan hệ mới phát sinh khi chưa có quy định pháp luật điều chỉnh hoặc đã có quy định pháp luật nhưng việc điều chỉnh không còn phù hợp với thực tế. Trên thực tế, TANDTC hàng năm đều có các công văn hoặc báo cáo công tác ngành để tổng kết rút kinh nghiệm, hướng dẫn công tác xét xử cho Tòa án các cấp. Đây là hoạt động rất cần thiết song chưa đủ, bên cạnh những hoạt động đó, TANDTC cần định kỳ ban hành các tập hợp án lệ điển hình để Tòa án các cấp học tập và rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử, cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tiến tới xây dựng các tập án lệ về dân sự và HN&GĐ.

Thứ ba: việc xác định chủ quyền hoặc định giá tài sản đang là đối tượng của tranh chấp (đặc biệt đối với tài sản tranh chấp là bất động sản) hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Có thể do giá cả thị trường luôn biến động, sự phối hợp không hiệu quả giữa Tòa án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Vì vậy, cần thành lập một cơ quan định giá tài sản chuyên nghiệp và thống nhất làm chức năng tham mưu cho các hoạt động quản lý nhà nước

yêu cầu của xã hội về định giá tài sản. Ngoài ra, cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp với Tòa án giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng và trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. Riêng về trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 2000 còn được quy định quá sơ sài, chỉ dành một điều luật duy nhất để quy định: Điều 25 [44]. Tuy nhiên, nhiều người còn mơ hồ hay có nhiều quan điểm khác nhau, cách hiểu khác nhau về khái niệm: “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình” vì chưa có một văn bản luật nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này nên điều tất yếu xảy ra là mỗi tòa lại hiểu và áp dụng theo cách khác nhau để giải quyết vụ việc liên quan tới vấn đề này.

Thứ tư: Nhà nước ta cần sửa đổi, bổ sung điều luật liên quan đến việc xác định tài sản chung của vợ chồng và trách nhiệm liên đới của vợ chồng và nên chăng cần bố trí một chương cho những vấn đề này vì trên thực tế, có rất nhiều tranh chấp liên quan đến việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng khi một bên vợ, chồng thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Tuy nhiên, dù một bên có làm được như vậy vì gia đình nhưng nếu có tranh chấp xảy ra thì việc xác định trách nhiệm liên đới của một bên vợ, chồng còn lại là vấn đề khá phức tạp, rồi việc buộc bên trực tiếp giao kết hợp đồng, giao dịch phải chứng minh việc tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch đó nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình…Về vấn đề tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, là nguồn sống duy nhất của gia đình thì khi có tranh chấp xảy ra liên quan tới tài sản đó (gây thiệt hại cho người khác hoặc làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác) thì có buộc bên kia (vợ hoặc chồng) phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm hay không? Các khoản

nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình; các khoản nợ liên quan đến việc tạo lập, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của gia đình; các khoản nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lơi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình; các khoản nợp phát sinh từ những công việc mà cả hai vợ chồng cùng phải thực hiện. Đó là những vấn đề pháp luật về HN&GĐ còn bỏ ngỏ, gây ra nhiều tranh cãi liên quan tới việc áp dụng quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc, và cũng chính vì chưa có quy định pháp luật điều chỉnh nên có nhiều tranh chấp đã xảy ra xung quanh việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng mang ra giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình cũng như một số vấn đề liên quan đến tài sản chung, riêng của hai vợ chồng. Tòa án thì tùy nghi áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết vụ việc dẫn tới cùng một loại vụ việc nhưng mỗi tòa án lại có hướng giải quyết khác nhau. Vì thế, để khắc phục những tồn tại nêu trên, nhà làm luật của nước ta cần đề ra những quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn, điều chỉnh mạnh mẽ hơn những vấn đề ấy.

Thứ năm: việc sửa đổi, bổ sung luật HN&GĐ cần được đặt trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật của các chuyên ngành luật khác có liên quan như Luật thương mại, Luật Doanh nghiệp…. phải có sự thống nhất, phù hợp nhằm tạo ra một cơ chế pháp lý đồng bộ để xác định rõ ràng và chính xác trách nhiệm liên đới của vợ chồng khi vợ, chồng tham gia vào các giao dịch dân sự, thương mại. Cần xây dựng nguyên tắc chung để làm cơ sở pháp lý giải quyết các quan hệ pháp luật liên quan đến việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo hướng sau:

+ Nếu vợ chồng có thỏa thuận bằng văn bản là dùng tài sản chung để đầu tư sản xuất, kinh doanh , góp vốn vào doanh nghiệp hoặc thành lập các

sở pháp lý để xác định trách nhiệm chung của vợ chồng trong suốt thời gian một bên vợ hoặc chồng tham gia trực tiếp đầu tư, kinh doanh, là thành viên góp vốn hay là chủ doanh nghiệp.

+ Nếu vợ hoặc chồng dùng tài sản chung để để đầu tư sản xuất, kinh doanh , góp vốn vào doanh nghiệp hoặc thành lập các loại hình doanh nghiệp, mặc dù không có sự thỏa thuận giữa vợ chồng nhưng việc dùng tài sản chung thuộc trường hợp buộc một bên còn lại phải biết thì đương nhiên vẫn xác định vợ chồng đều có trách nhiệm đối với tài sản chung đó trong suốt thời gian vợ hay chồng là người trực tiếp đầu tư kinh doanh, là thành viên góp vốn hay là chủ doanh nghiệp.

+ Trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, sau đó, vợ chồng dùng tài sản chung, tài sản riêng góp vốn cùng nhau đề đầu tư kinh doanh, góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp khác thì cần xác định trách nhiệm về tài sản phụ thuộc vào phần tài sản ban đầu của vợ, chồng và của mỗi bên vợ, chồng.

+ Nếu vợ hoặc chồng dùng tài sản riêng để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp thì người đó phải chịu trách nhiệm riêng đối với tài sản của mình.

Thứ sáu: tăng cường và đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật dân sự nói chung và pháp luật về HN&GĐ nói riêng của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Việc nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về pháp luật HN&GĐ nói chung và chế định tài sản của vợ chồng, trách nhiệm liên đới của vợ chồng nói riêng được Nhà nước rất quan tâm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 15/2000/CT-TTg ngày 9/8/2000 về việc tổ chức thi hành Luật HN&GĐ năm 2000, trong đó xác định: "Công tác phổ biến, tuyên truyền HN&GĐ năm 2000 phải được tiến hành thường xuyên, sâu rộng trong cán bộ,

công chức, viên chức, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và trong nhân dân..." [18].

Thứ bảy: ngành Tòa án cần tuyển dụng những cán bộ thực sự tâm huyết với nghề, được đào tạo bài bản tại các cơ sở đào tạo pháp luật chính quy vào làm việc hoặc sắp xếp, bố trí những người giàu kinh nghiệm xét xử, làm việc thấu tình đạt lý, được mọi người yêu quý tín nhiệm để giữ những chức trách quan trọng trong ngành tòa án. Làm được như thế thì chất lượng của những phiên tòa mới được nâng lên, xét xử đúng người, đúng việc, tạo niềm tin của nhân dân vào tòa án, vào đường lối xét xử của chúng ta, từ đó nâng cao niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước ta.

Qua thực tiễn áp dụng Luật HN&GĐ quy định trên đã được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật HN&GĐ chưa toàn diện, hầu như mới chỉ tập trung vào các quy định về kết hôn, quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng, của cha mẹ và con, ly hôn... Theo chúng tôi, bên cạnh việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các quy định trên cần chú trọng đến việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong gia đình, trách nhiệm liên đới của vợ chồng trong giao dịch liên quan tới quyền lợi, nhu cầu thiết yếu của gia đình; quyền của người vợ, người phụ nữ liên quan đến tài sản. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Bình đẳng giới tới đông đảo nhân dân để họ hiểu hơn quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Nếu làm tốt việc này mới hạn chế các tranh chấp về tài sản trong gia đình, sự công bằng, bình đẳng, tiến bộ giữa vợ và chồng về sở hữu mới được nhân dân "nắm bắt" và thực hiện.

KẾT LUẬN

Từ sự phân tích về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật HN&GĐ ở nước ta, có thể nhận thấy rằng việc xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong pháp luật dân sự Việt Nam là một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, không chỉ là cơ sở quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với bên kia – một bên trong giao dịch dân sự mà vợ hoặc chồng đã tham gia giao kết - mà còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản cho các bên vợ, chồng. Chính vì lẽ đó, để xác định một cách chính xác trách nhiệm dân sự liên đới giữa vợ chồng thì trước hết phải xác định tài sản đã tham gia giao dịch, hợp đồng, gây thiệt hại cho người khác là tài sản riêng của vợ, chồng hay là tài sản chung của vợ chồng. Luật HN&GĐ hiện hành đã quy định các căn cứ xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng; mục đích sử dụng tài sản của một bên vợ hoặc chồng tham gia giao dịch để làm cơ sở phân định giữa tài sản chung và tài sản riêng; trách nhiệm của vợ chồng đối với giao dịch, hợp đồng đó . Từ đó, chúng ta có thể xác định được trách nhiệm dân sự liên đới giữa vợ chồng có được đặt ra hay không.

Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng nói chung và chế định trách nhiệm liên đới của vợ chồng nói riêng theo Luật HN&GĐ năm 2000, luận văn chỉ rõ những quy định còn bất cập, chưa hợp lý, không bảo đảm được tính khoa học của luật thực định. Trên cơ sở đó, luận văn có một số kiến nghị, đề xuất hướng hoàn thiện các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng cũng như chế định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng theo pháp luật hiện hành và việc tổ chức thực hiện những quy định đó, bảo đảm tính hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với chế độ tài sản của vợ chồng nói chung và chế định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng nói riêng ở nước ta trong thời kỳ đổi mới./.

Một phần của tài liệu Xác định trách nhiệm dân sự liên đới của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam (Trang 81)