Nhận dạng dịch vụ (Service Discovery)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tiêu chuẩn truyền hình theo phương thức IP (IPTV) và khả năng ứng dụng ở Việt Nam (Trang 26)

Phần này đề cập đến các cơ chế được sử dụng cho phát hiện dịch vụ, lựa chọn dịch vụ và chuyển giao/phát thông tin cho quá trình này.

Service discovery là cơ chế cho phép chuyển phát các dịch vụ DVB-IP hiện có qua mạng IP song hướng (bi-directional IP).

Service discovery được đề cập tại phần này là một danh sách các dịch vụ với thông tin cần thiết cho người dùng lựa chọn và truy cập dịch vụ mà họ chọn lựa. Việc lựa chọn xẩy ra sau khi người dùng quyết định được dịch vụ mà mình muốn xem.

Hai dịch vụ quảng bá dữ liệu thực (Live Media Broadcast) và nội dung theo yêu cầu (Content on Demand) đều được nói đến trong phần này. Dịch vụ Live Media Broadcast được chia làm hai loại được định dạng khác nhau: các dịch vụ quảng bá với DVB, cụm từ SI [1] được nhúng vào luồng dữ liệu (ví dụ “TS Full SI”) và các dịch vụ quảng bá không có SI trong giải tần (without in-band) ngoại trừ MPEG PSI (ví dụ như “TS optional SI”).

“TS Full SI” được dùng trong trường hợp nhà cung cấp dịch vụ chọn các luồng DVB broadcast digital TV truyền thống (từ các nguồn khác nhau) và cung cấp chúng qua IP đến khách hàng đầu cuối, giống như trong trường hợp các tổng đài/bộ thu phát DTV tập hợp các luồng tín hiệu từ vệ tinh qua cáp. Trong trường hợp này, lượng dữ liệu nhỏ nhất mà nhà cung cấp dịch vụ phải tạo ra cho IP phân phát là thông tin được yêu cầu ở nơi nhận. Dựa vào thông tin này, nơi nhận có khả năng xác định các luồng truyền dữ liệu khác nhau (tương tự như thông tin cần thiết cho quá trình quét trong cáp hữu tuyến, mạng vệ tinh, mạng vệ tinh mặt đất). Dữ liệu trên một số dịch vụ đơn lẻ sau này thu được từ chính luồng giao vận thông qua cách sử dụng dữ liệu dịch vụ cổ điển đã được định nghĩa trong DVB-SI[1].

“TS – Optional SI” được dùng trong trường hợp tiên tiến hơn. Ở đó, nhà cung cấp dịch vụ muốn giới thiệu những phát kiến của họ tuy nhiên do không đủ điều kiện hoặc không muốn sử dụng băng thông cho dữ liệu mô tả dịch vụ DVB thông thường. Trong trường hợp đó, thông tin service discovery phải đưa ra vị trí của dịch vụ cũng như là dữ liệu dịch vụ tương ứng với mỗi loại dịch vụ.

Hai cơ chế giao vận (transport) hỗ trợ cả hai cách truyền thông tin service discovery là PUSH và PULL. Cả hai cách thức UNICAST và MULTICAST đều được hỗ trợ và thông tin đồng dạng có thể được truyền qua lại giữa hai cách này.

Dữ liệu service discovery sẽ được biểu diễn và được truyền theo các bản ghi/dòng XML và lược đồ XML mô tả cấu trúc cú pháp và ngữ pháp được đề cập đến trong phụ lục C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tiêu chuẩn truyền hình theo phương thức IP (IPTV) và khả năng ứng dụng ở Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)