Thách thức khi triển khai IPTV tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tiêu chuẩn truyền hình theo phương thức IP (IPTV) và khả năng ứng dụng ở Việt Nam (Trang 90)

Ở thời kỳ mà cả thế giới đều đang nỗ lực để tìm kiếm động lực tăng trưởng mới thì IPTV đang nổi lên như là một thị trường “blue ocean”, thuật ngữ chỉ thị trường chưa được khai phá. Để thực hiện dịch vụ IPTV cần rất nhiều phần mềm, và để hỗ trợ dịch vụ một cách ổn định thì việc cung cấp các trang thiết bị phần cứng là điều bắt buộc. Là quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký sáng chế và hiện đang sở hữu nhiều

sáng chế liên quan đến IPTV nhất nên Hàn Quốc đang đặt rất nhiều kỳ vọng vào dịch vụ này. Nếu Hàn Quốc thành công trong việc thương mại hóa các công nghệ chưa được thử nghiệm trên thế giới thì triển vọng xuất khẩu các công nghệ trong nước cũng sẽ trở nên lớn hơn. Nhưng không phải chỉ có các ý kiến lạc quan. Xuất phát chậm và sự dè chừng của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình hiện nay đang phủ bóng đen lên tương lai của IPTV.

Công nghệ và chuẩn.

Trong 3 năm qua đã diễn ra rất nhiều tranh luận về việc có cho phép triển khai IPTV hay không và nếu có thì theo cách thức nào nên việc triển khai dịch vụ này đã chậm hơn rất nhiều so với các nước khác, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên thị trường thế giới. Ví dụ cụ thể là Việt Nam đã đi sau các nước khác cả về công nghệ, thiết bị cũng như tiêu chuẩn. Một khó khăn khác là các nhà cung cấp IPTV phải đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình mặt đất theo thời gian thực nhưng quá trình này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Nếu được thương mại hóa khi chưa thể cung cấp các chương trình truyền hình theo thời gian thực, IPTV sẽ không thu hút được người sử dụng. Do vậy, đã có ý kiến cho rằng IPTV có thể sẽ bị người sử dụng quay lưng lại như truyền hình DMB vệ tinh và không đem lại lợi nhuận.

Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới IPTV và phát triển công nghệ liên quan từ năm 2002. Trong khi vấp phải các rắc rối trong việc xây dựng hệ thống và luật hóa các quy định thì các nước trên thế giới đã lần lượt triển khai IPTV. Tại Pháp, Ý và Nhật Bản, IPTV đã trở thành một dịch vụ truyền hình phổ biến và đang thu hút được rất nhiều người sử dụng. Thêm vào đó thì việc nội dung chương trình vẫn chưa được bảo đảm đã càng làm tăng thêm các ý kiến lo ngại.

Một vấn đề nữa đó là chúng ta phải xem xét về khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ IPTV của mạng viễn thông Việt Nam. Với mạng băng hẹp truyền thống, chỉ một số dịch vụ đơn giản của IPTV là có thể thực hiện được. Còn để có thể triển khai thành công dịch vụ IPTV thì mạng băng rộng đóng vai trò tiên quyết, bởi vì chỉ với mạng băng rộng mới có thể bảo đảm cung cấp đầy đủ băng thông theo yêu cầu cho các dịch vụ IPTV (như truyền hình, Video, Games, v.v...). Do IPTV yêu cầu truyền nội dung theo thời gian thực và sử dụng Internet Protocol, nó sẽ rất dễ bị mất gói tin hay bị trễ. Nếu kết nối IPTV không đủ nhanh, việc mất hay vỡ hình có thể sảy ra. Vài năm gần đây, xu hướng truyền hình Internet thể hiện rõ trên một số tờ báo điện tử. Đài truyền hình tại Việt Nam cũng đã thử nghiệm các dịch vụ truyền hình IP để cung cấp các chương trình truyền hình cho người xem qua mạng Internet. Tuy nhiên, tất cả đều đang gặp phải những vấn đề chung - chất lượng tín hiệu. Nguyên nhân bởi những yếu tố về kĩ thuật như chuẩn nén, định dạng, tốc độ chưa tương thích với đường truyền…

Trong cuộc chạy đua triển khai IPTV, do môi trường cạnh tranh, vấn đề chính đối mặt với IPTV là chưa có các tiêu chuẩn. Cho tới nay, chưa có giải pháp tiêu chuẩn hoá nào cho một hệ thống đầu cuối- tới-đầu cuối để phân phát nội dung qua IP. Hiện tại, tất cả các hệ thống IPTV đang hoạt động đều đang vận hành như các mạng khép kín. Các thành phần hệ thống được mua từ các nhà cung cấp khác nhau, được kết hợp với nhau để bảo đảm tính tương tác rồi được đưa vào phục vụ. Có thể thấy biểu hiện rõ ràng nhất của việc không có tiêu chuẩn này là khi chọn các hộp set top. Nhà sản xuất các hộp set top phải thiết kế chúng để hoạt động được với nhiều nhà cung cấp phần mềm, phần trung, với nhiều nhà cung cấp CA/DRM với nhiều sơ đồ nén khác nhau và với nhiều mạng truy nhập khác nhau. Số lượng các hoán vị là quá lớn không thể đếm xuể.

Thí dụ, có các hệ thống IPTV hiện tại đang sử dụng MPEG-2, MPEG-4AVC (H.264), Windows Media 9 VC1, và vô số các phiên bản nén video độc quyền khác, đều được tiếp thị cho IPTV.

Một lĩnh vực khác mà các tiêu chuẩn là tối quan trọng, đó là đối với chất lượng dịch vụ (QoS) và các metric cần thiết để tạo ra một thiết kế chuẩn cho đo thử QoS từ đầu cuối-tới-đầu cuối, trong đó phải tính đến toàn bộ lưu lượng. Một số tổ chức như ATIS (Liên minh về các Giải pháp Công nghiệp Viễn thông) và ITU (Liên minh Viễn thông quốc tế) đã tuyên bố rằng họ sẽ phát triển các tiêu chuẩn cho IPTV; tuy nhiên còn có nghi ngờ là liệu việc triển khai ấy có thúc đẩy nhanh hơn việc tạo ra các tiêu chuẩn mới này hay không.

Hơn một năm vừa qua, IPTV FPT cũng đang tìm tòi thử nghiệm dịch vụ trên hạ tầng của mình và thử nghiệm các công nghệ khác nhau đã gặp phải rất nhiều khó khăn về áp dụng công nghệ, cũng như vận hành công nghệ trên hạ tầng tại Việt Nam.Thời gian đầu thừ nghiệm, ở một số khu vực nhất định mà hạ tầng chưa đáp ứng, một số khách hàng đã gặp phải những phiền toái nhất định của dịch vụ (như là tín hiệu không chuẩn, hay nhiễu, hay gián đoạn v..v...). FPT Telecom đã phải đầu tư nâng cấp hạ tầng và tạm dừng triển khai tại các khu vực khó khăn để đảm bảo chất lượng.

Cung cấp và bảo mật nội dung

Việc triển khai IPTV thực tế lại phức tạp hơn dự đoán ban đầu. Những khó khăn về kỹ thuật là điều khó tránh khỏi nhưng các vấn đề về quy định thì rất khó lường. Trong khi các cơ quan pháp luật băn khoăn nên quản lý truyền hình Internet thế nào, thì các nhà cung cấp nội dung lại quan tâm đến chuyện làm sao để thu lợi tốt nhất trên thị trường mới mẻ này.

Cùng với vấn đề công nghệ, phát cái gì, có bản quyền hay không?... Người dùng có dễ dàng tiếp nhận hay không cũng là những thách thức không nhỏ với những nhà cung cấp dịch vụ IPTV và cả những nhà quản lý nội dung Internet. Một nhà cung

cấp dịch vụ viễn thông thông thường chỉ cung cấp hệ thống truyền dẫn nhằm trợ giúp đưa nội dung đến người sử dụng. Nhưng như vậy sẽ là không đủ, các nội dung vẫn kém phong phú do các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông không có độ chuyên nghiệp khi đảm nhận cả chức năng sản xuất nội dụng của nhà cung cấp dịch vụ truyền thông.

Khả năng nhận được các giấy phép nội dung từ các chủ sở hữu nội dung có tính chất quyết định đối với các chương trình triển khai của nhà cung cấp dịch vụ IPTV. Chủ sở hữu nội dung muốn được bảo đảm rằng nội dung của họ không bị sao chép lậu từ thời điểm rời khỏi tay họ đến khi nó được kết thúc tại các hộp set top của các thuê bao. Để có được sự bảo đảm đó, nhà cung cấp dịch vụ phải chứng minh rằng mình đang cung cấp một hệ thống truy nhập hoàn toàn có điều kiện và một hệ thống quản lý quyền hạn số từ đầu cuối tới đầu cuối. Đồng thời, tất cả các thành phần liên quan đến mạng phân phối IPTV phải tương thích với hệ thống CA/DRM. Có nghĩa là nền tảng video tạo luồng, nền tảng VOD, phần trung và hộp set top của thuê bao đều hoạt động theo hệ thống CA/DRM.

Quá trình khoá mã phải bảo đảm chắc chắn rằng nội dung vẫn được khoá và an toàn khi nó di chuyển từ một thiết bị này sang thiết bị kế sau, đồng thời phải bảo đảm rằng các chức năng phụ như dừng, tua nhanh, tua lại v.v… phải làm việc tốt.

Vấn đề đầu tư tài chính và thói quen của người Việt Nam

Đó là chưa kể, khó khăn tài chính cũng như trong việc xử lí công nghệ phía người dùng. Thay vì mua một chiếc anten với giá trên dưới 50 ngàn đồng về lắp vào tivi, IPTV cần người dùng trang bị nhiều thiết bị hơn, chưa kể phí dịch vụ nếu có và sử dụng cũng phức tạp hơn so với thao tác bật - tắt đơn thuần. Thiết bị đầu cuối cần thiết cho các thuê bao IPTV không đa dạng và có giá thành tương đối cao so với thu nhập hiện tại của người dân Việt Nam. Ví dụ như phải có các thiết bị đầu cuối như: Modem ADSL2+, Bộ giải mã Set-Top Box do FPT cung cấp có giá khoảng: 990.000 VNĐ (đối với Set-Top-Box- đã bao gồm 10%VAT). Và đặc điểm rất khó bỏ của tâm lý của người Việt Nam đó chính là thích tiện ích nhưng ngại trả tiền và thói quen sử dụng dịch vụ không mất phí.

Vậy cần phải làm gì để có thể thu được những hiệu quả mà IPTV dự kiến sẽ mang lại?

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tiêu chuẩn truyền hình theo phương thức IP (IPTV) và khả năng ứng dụng ở Việt Nam (Trang 90)