Trong đó có vấn đề già hóa dân số. Việt Nam đang đứng thứ 7 trên toàn thế giới về tốc độ già hóa trong giai đoạn 2010 – 2050. Hiện tại, tuổi thọ trung bình của Việt Nam là 73 tuổi. Như vậy sau 50 năm, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng thêm 33 tuổi, trong khi thế giới chỉ tăng 21 tuổi. Với sự tương đồng trong vấn đề này, việc xây dựng cũng như các cải cách trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH ở Nhật Bản đã cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam.
Những khác biệt giữa BHXH Nhật Bản và BHXH Việt Nam: Tuy có những điểm tương đồng nói trên, nhưng về cơ bản, BHXH Nhật Bản và BHXH Việt Nam vẫn có nhiều điểm khác biệt. Sự khác biệt đó là do đặc điểm kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội quy định. Từ những điểm tương đồng của BHXH Việt Nam và BHXH Nhật Bản, ta có cơ sở để kế thừa những thành công của Nhật Bản trong xây dựng và phát triển các chế độ BHXH. Đồng thời cần nhận thức rõ BHXH Nhật Bản và BHXH Việt Nam là hai hệ thống khác biệt có những đặc điểm riêng, do đó, trong quá trình kế thừa, học hỏi cần tính đến những yếu tố thuộc về đặc điểm kinh tế - xã hội – văn hóa của Việt Nam, tránh dập khuôn dẫn đến thiếu tính khả thi trong thực tế.
3.3. Một số kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc xây dựng và thực hiện các chế độ BHXH các chế độ BHXH
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, hệ thống các chế độ BHXH của Nhật Bản hiện nay đã khá hoàn thiện và là hình mẫu để các nước đang phát triển như Việt Nam học hỏi kinh nghiệm . Quá trình xây dựng và thực
78
hiện cũng như những thay đổi, cải cách các chế độ BHXH cơ bản của Nhật bản đã cung cấp những kinh nghiệm quý báu cả về lý luận và thực tiễn mà Việt Nam có thể học hỏi, kế thừa.
- Thứ nhất, Nhật Bản đã xây dựng và duy trì được mô hình hợp tác công tư trong thực hiện an sinh xã hội. Trong đó, một phần chi tiêu cho an sinh xã hội lấy từ ngân sách nhà nước, còn lại nguồn cung cấp chính là các công ty và tập đoàn kinh tế. Nhờ đó, nguồn lực cho thực hiện an sinh xã hội ở Nhật Bản hết sức to lớn, tạo điều kiện cho mở rộng mức độ bao phủ của lưới an sinh đến các thành viên dân cư.
- Thứ hai, Nhật Bản đã xây dựng được một chế độ hưu trí hiệu quả. Đây là chế đô ̣ nhằm đảm bảo cho người hưởng có khoản thu nhâ ̣p đảm bảo cho ho ̣ khi ở đô ̣ tuổi hưu hoă ̣c về hưu . Chế đô ̣ hưu trí của Nhâ ̣t bản rất đa dạng theo từng đối tượng tham gia , đă ̣c biê ̣t mô ̣t đối tượng có thể tham gia nhiều loa ̣i hình bảo hiểm hưu trí và có loa ̣i hưu trí được tính toán đô ̣c lâ ̣p với thu nhâ ̣p. Chế đô ̣ hưu trí của Nhâ ̣t Bản đã tính toán được đến trường hợp cung cấp mô ̣t mức như nhau với các đối tượng và mức này đ ảm bảo cuộc sống tối thiểu khi về già của người tham gia . Đặc biệt, ở chế độ này đều chi trả cho vợ/chồng của người lao đô ̣ng tham gia bảo hiểm làm công ăn lương , đây là mô ̣t điểm đă ̣c biê ̣t mà không phải hê ̣ thống bảo hiểm xã hội của quốc gia nào cũng thực hiện được.
- Thứ ba, bảo hiểm việc làm của Nhâ ̣t Bản đã thực hiê ̣n tốt trong viê ̣c hỗ trợ người lao đô ̣ng và chủ sử du ̣ng lao đô ̣ng. Chế đô ̣ bảo hiểm viê ̣c làm của Nhâ ̣t Bản đã hỗ trợ được thị trường lao động một cách toàn diện cả về phía Cung lao đô ̣ng và Cầu lao đô ̣ng (hai thành tố chính của thi ̣ trường lao đô ̣ng ). Phân tích rõ hơn ta có thể thấy chu trình khép kín của chế đô ̣ bảo hiểm viê ̣c làm. Phần hỗ trợ cho chủ sử dụng lao động thực chất là hỗ trợ một cách gián tiếp đối với người lao đô ̣ng bằng cách đảm bảo viê ̣c làm cho ho ̣ . Chính phủ
79
thay vì bỏ mô ̣t khoản tiền ra để chi cho người lao đô ̣ng khi ho ̣ thất nghiê ̣p thì lại đem mô ̣t phần nào đó hỗ trợ đối với doanh nghiê ̣p để ho ̣ có được những thuâ ̣n lợi trong hoa ̣t đô ̣ng sản xuất kinh doanh và tránh được viê ̣c sa thải lao đô ̣ng. Rõ ràng, ổn định việc làm cho người lao động , ổn định sản xuất kinh doanh sẽ ta ̣o điều kiê ̣n cho nền kinh tế phát triển và các mu ̣c tiêu của Chính phủ qua đó cũng được thực hiện, ba bên đều có lợi. Chế đô ̣ bảo hiểm viê ̣c làm của Nhật Bản đã có được phần lợi ích thất nghiệp mà trong đó n gười thất nghiê ̣p khi thỏa mãn mô ̣t số điều kiê ̣n thì ho ̣ luôn có mô ̣t khoản trợ cấp ngay cả khi họ được hỗ trợ đào tạo thậm chí cả ốm đau,…
Thứ tư, trong chế độ bảo hiểm y tế quốc gia Nhâ ̣t Bản đã có được những thành công nhất là viê ̣c chia sẻ giữa khu vực tư nhân và nhà nước trong viê ̣c thực hiê ̣n bảo hiểm . Đó là, người hưởng bảo hiểm tự do lựa chọn bất kỳ cơ sở dịch vụ y tế nào để điều trị, bất kể loại bệnh viện, vị trí hay các yếu tố khác như chuyển từ cơ sở này tới cơ sở kia và hoàn toàn không có sự phân biệt giữa bệnh viện công và bệnh viện tư nhân . Nhâ ̣t Bản đã xây dựng được mức phí đóng bảo hiểm dựa theo khu vực , thu nhập, tài sản và số người trong mỗi hộ. Bảo hiểm y tế người làm công ăn lương của Nhâ ̣t Bản đã phân biê ̣t được mức đóng theo quy mô công ty . Ngoài ra, bảo hiểm ý tế Nhật Bản còn có những chế độ riêng giành cho người già có tính chia sẻ xã hội cao.
Thứ năm, Nhật Bản đã xây dựng được một chế độ chăm sóc lâu dài có hiê ̣u quả trong viê ̣c giảm bớt gánh nặng chăm sóc người già trong gia đình . Trong bối cảnh già hóa dân số của Nhâ ̣t Bản thì chế đô ̣ bảo hiểm chăm sóc lâu dài là sự cố gắng to lớn của chính phủ Nhật Bản , chính sách này có tính nhân văn cao. Đây là một kinh nghiệm quý báu mà những nước như Việt Nam có thể học hỏi, nhất là trong bối cảnh già hóa dân số như hiện nay.
80