- Trung thể tự nhân đôi thành 2 trung tử di chuyển dần về 2 cực tế bào.
- Bộ nhiễm sắc thể 2n trong tế bào ở dạng sợi mảnh. Mỗi nhiễm sắc thể tự nhân đôi thành một nhiễm sắc thể kép gồm 2 crômatit giống hệt nhau dính nhau ở tâm động.
- Màng nhân và nhân con bắt đầu tan dần.
LÝ THUYẾT SINH HỌC 28
http://giasutamviet.com
Dịp may chỉ có ở những trí tuệ chuyên cần
Hãy cố gắng cho đến khi nào không còn có thể cố gắng được nữa
- Hai trung tử đã nằm ở 2 cực của tế bào và một thoi vô sắc bắt đầu xuất hiện giữa hai trung tử lan dần vào giữa.
- Màng nhân và nhân con biến mất hoàn toàn.
- Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn lại và hiện rõ dần. Trong giai đoạn này xảy ra hiện tượng tiếp hợp nhiễm sắc thể : hai nhiễm sắc thể kép trong từng cặp tương đồng tiếp xúc nhau ở vị trí tương ứng nào đó rồi tách rời ra. Đôi lúc từ hiện tượng tiếp hợp này dẫn đến trao đổi chéo nhiễm sắc thể làm hoán vị gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
c. Kỳ giữa I :
- Thoi vô sắc đã hình thành hoàn chỉnh.
- Các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, có hình dạng đặc trưng và chuyển về xếp 2 hàng (theo từng cặp tương đồng) trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
d. Kỳ sau I :
- Các nhiễm sắc thể kép không tách tâm động. Mỗi nhiễm sắc thể kép trong từng cặp tương đồng phân li về một cực tế bào.
- Tại mỗi cực tế bào, từ hiện tượng phân li này, có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) ở trạng thái kép.
e. Kỳ cuối I :
- Thoi vô sắc tan dần và biến mất.
- Bộ nhiễm sắc thể kép, đơn bội trong tế bào con giữ nguyên trạng thái co xoắn cực đại.
- Màng nhân và nhân con hình thành trở lại.
- Tế bào chất phân chia và hình thành vách ngăn chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, trạng thái kép.
2. Lần phân bào II :
a. Kỳ trung gian II :
- Trung thể nhân đôi thành 2 trung tử và di chuyển về 2 cực tế bào. - Màng nhân và nhân con tan dần.
- Bộ nhiễm sắc thể kép, đơn bội trong tế bào vẫn co xoắn cực đại (giống kỳ cuối I).