Cách li di truyề n:

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi lý thuyết và đáp án môn sinh học lớp 12 luyện thi đại học (Trang 161)

II. Tiến hóa tiền sinh học:

d. Cách li di truyề n:

- Do sai khác trong bộ nhiễm sắc thể, trong kiểu gen mà sự thụ tinh không có kết quả hoặc hợp tử không có khả năng sống hoặc con lai sống nhưng không có khả năng sinh sản.

LÝ THUYẾT SINH HỌC 162

http://giasutamviet.com

Dịp may chỉ có ở những trí tuệ chuyên cần

Hãy cố gắng cho đến khi nào không còn có thể cố gắng được nữa

v Cách li địa lý là điều kiện để các nhóm cá thể tích lũy đột biến theo các hướng khác nhau, làm cho kiểu gen sai khác ngày càng nhiều. Cách li địa lý và cách li sinh thái kéo dài sẽ dẫn tới cách li sinh sản và cách li di truyền, đánh dấu sự xuất hiện loài mới.

Câu 136 : Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới. Sự phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại sinh vật có thể được giải thích như thế nào?

Trả lời :

1. Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới :

a. Nguồn gốc chung của sinh giới :

- Từ một tổ tiên ban đầu đã phân li tính trạng thành nhiều nhánh, mỗi nhánh lại tiếp tục phân li. Sự phân li cứ tiếp tục như thế cho đến khi hình thành nhiều loài mới.

- Từng nhóm loài mới có chung một gốc làm thành một chi.

- Nhiều chi có chung một gốc làm thành một họ.

- Nhiều họ có chung một gốc làm thành một bộ.

- Nhiều bộ có chung một gốc làm thành một lớp.

- Ngoài những nhóm phân loại nói trên, ngày nay vẫn có thể tồn tại dạng nguyên thủy còn sống sót, có thể xem đó là hóa thạch sống.

b. Chiều hướng tiến hóa của sinh giới :

Từ một nguồn gốc chung, dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa, đặc biệt là dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng, sinh giới đã tiến hóa theo những chiều hướng sau đây :

v Sinh giới ngày càng đa dạng phong phú :

Từ một số ít dạng nguyên thủy, sinh giới đã tiến hóa theo 2 hướng lớn : giới thực vật hiện có khoảng 50 vạn loài, giới động vật có khoảng 1,5 triệu loài.

v Sinh giới có tổ chức ngày càng cao :

Tổ chức cơ thể từ dạng chưa có cấu tạo tế bào đến đơn bào rồi đa bào. Cơ thể đa bào ngày càng phân hóa về cấu trúc, chuyên hóa về chức năng. Những loài xuất hiện sau cũng như loài người hay cây hạt kín có tổ chức cơ thể phức tạp hay hoàn hảo nhất.

v Sinh giới thích nghi ngày càng hợp lý :

Những dạng sinh vật xuất hiện sau thích nghi hơn với điều kiện sống tốt hơn, thay thế cho những dạng trước kém thích nghi với điều kiện sống mới. Trong lịch sử tiến hóa đã có 25 vạn loài thực vật, 7,5 triệu loài động vật bị diệt vong vì không thích nghi được với điều kiện sống đã thay đổi.

Trong ba chiều hướng tiến hóa nói trên thì thích nghi là hướng cơ bản nhất. Vì vậy, trong điều kiện xác định, những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thủy (các hóa thạch sống) hoặc đơn giản (nhóm kí sinh) vẫn tồn tại và phát triển. Sự tiến hóa của mỗi

LÝ THUYẾT SINH HỌC 163

http://giasutamviet.com

Dịp may chỉ có ở những trí tuệ chuyên cần

Hãy cố gắng cho đến khi nào không còn có thể cố gắng được nữa

nhóm sinh giới đã diễn ra theo những con đường cụ thể khác nhau với những nhịp điệu không giống nhau.

2. Giải thích sự phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại sinh vật :

Đơn vị phân loại là loài nên có thể giải thích sự phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại sinh vật bằng các phương thức chủ yếu hình thành loài mới :

a. Hình thành loài bằng con đường địa lý :

- Do những chướng ngại vật đã ngăn cách các vùng lãnh thổ nên các quần thể trong loài bị cách li nhau.

- Chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành nòi địa lý rồi tiến tới các loài mới.

- Phương thức hình thành loài bằng cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài, là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.

b. Hình thành loài bằng con đường sinh thái :

Trong một khu phân bố địa lý, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau nên đã hình thành các nòi sinh thái rồi đến loài mới.

c. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa :

Tế bào của cơ thể được hình thành từ lai xa có chứa các bộ nhiễm sắc thể đơn bội của các loài khác nhau nên không tương đồng, gây trở ngại cho giảm phân, do đó các thể này thường bất thụ, không sinh sản được.

Người ta đã đa bội hóa từ dạng 2n hình thành dạng 4n. Lúc này, bộ nhiễm sắc thể chứa hai bộ nhiễm sắc thể 2n của 2 loài khác nhau có thể giảm phân được cho giao tử 2n. Các giao tử đó thụ tinh với nhau hình thành nên loài mới 4n.

Câu 137 : Giải thích 3 chiều hướng tiến hóa của sinh giới bằng mối quan hệ giữa biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của sinh học hiện đại.

Trả lời :

Theo quan điểm của sinh học hiện đại thì :

- Biến dị có ý nghĩa đối với 3 chiều hướng tiến hóa của sinh giới là các đột biến và biến dị tổ hợp.

- Di truyền đã sao chép lại các vật chất di truyền, được hình thành trong đột biến và biến dị tổ hợp để truyền qua các thế hệ khác nhau của loài.

- Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng gen riêng lẻ mà là đối với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng lẻ mà là đối với cả quần thể. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng của quá trình tiến hóa.

Mối quan hệ giữa biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên đã giải thích ba chiều hướng tiến hóa của sinh giới như sau :

LÝ THUYẾT SINH HỌC 164

http://giasutamviet.com

Dịp may chỉ có ở những trí tuệ chuyên cần

Hãy cố gắng cho đến khi nào không còn có thể cố gắng được nữa

- Các đột biến và biến dị tổ hợp đã tạo ra nhiều kiểu gen khác nhau, tạo ra sự đa dạng, phong phú. Chỉ những kiểu gen mang ý nghĩa có lợi, giúp cho sinh vật thích nghi với điều kiện sống thì mới được chọn lọc tự nhiên giữa lại cho sinh sản, con cháu ngày một đông, còn những kiểu gen không có lợi, kémthích nghi thì bị chọn lọc tự nhiên đào thải.

- Điều kiện sống luôn thay đổi, các đột biến mới lại xảy ra kết hợp với biến dị tổ hợp, đột biến được lan tràn tạo ra nhiều kiểu gen mới hơn nữa. Những biến đổi lớn về kiểu gen là cơ sở hình thành nên nhiều quần thể mới, dẫn đến sự hình thành nhiều loài mới. Từ một loài ban đầu, nhờ sự phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên lai tạo ra nhiều loài mới.

- Chọn lọc tự nhiên đã tác động vào quần thể, vào các loài, đã đào thải đi không biết bao nhiêu quần thể, nhiều loài kém thích nghi với điều kiện sống mới đã thay đổi, giữ lại những quần thể, những loài mới thích nghi hơn.

- Kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài đó, từ khi sự sống bắt đầu hình thành trên Trái Đất, đến nay đã tạo thành 2 giới : giới thực vật khoảng 50 vạn loài, giới động vật có khoảng 1,5 triệu loài.

2. Sinh giới có tổ chức ngày càng cao :

- Những biến dị có khả năng di truyền đã tạo ra nhiều kiểu gen khác nhau. Các kiểu gen khác nhau đó đã được chọn lọc tự nhiên tác động hình thành nên nhiều dạng sinh vật khác nhau.

- Đầu tiên là từ những tổ chức cơ thể chưa có cấu tạo tế bào đến cơ thể có cấu tạo đơn bào, rồi đa bào ...

- Cơ thể đa bào có kiểu gen ngày càng phức tạp, hình thành nên những tế bào có cấu trúc và chức năng khác nhau. Sự khác nhau đó đã tạo ra các bộ phận cơ thể với những chức năng chuyên hóa khác nhau. Từ đó tạo ra cơ thể có cấu trúc cao hơn.

- Loài sau sinh ra có cấu trúc cơ thể phức tạp, cao hơn loài trước, vì kiểu gen đa dạng hơn, được chọn lọc theo hướng thích nghi hơn.

- Trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài của lịch sử đã tạo ra những loài có tổ chức cơ thể phức tạp, hoàn hảo nhất như loài người trong giới động vật, cây có hoa hạt kín trong giới thực vật ...

Một phần của tài liệu Tổng hợp câu hỏi lý thuyết và đáp án môn sinh học lớp 12 luyện thi đại học (Trang 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)