Trào lưu đòi cải cách và thái độ của triều đình Huế

Một phần của tài liệu Cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta nửa cuối thế kỷ (Trang 29)

IV. Việt Nam trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần thứ nhất.

4.2.Trào lưu đòi cải cách và thái độ của triều đình Huế

Trước tình cảnh tiêu điều của đất nước, nhiều sĩ phu yêu nước có tầm nhìn xa, hiểu biết rộng như Đinh Văn Điền, Nguyễn Lộ Trạch, đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách, những mong có thể

cải biến tình hình, nhưng tất cả đều bị triều đình Tự Đức cự tuyệt.

Chu, tổng Hải Đô, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An. Năm 1847, khi Tộ 19

tuổi, cũng là lúc thực dân Pháp đe doạ xâm lược Đà nẵng, ông bắt đầu từ bỏ con đường nho học và theo con đường âu học, do một giáo sĩ Pháp âm thầm

truyền bá tại Chủng viện Xã đoài. Một thời kì, Tộ xin dạy chữ Hán ở nhà thờ

Tân Ấp rồi ông đi du lịch Hồng-Kông, Sinh-ga-po.Năm 1858, Nguyễn

Trường Tộ sang Pháp lưu học ở Pa-ri trong 2 năm, quyết chí khảo cứu những

thành tựu của cuộc cách mạng kĩ thuật châu Âu và nhanh chóng trở thành một nhà khoa học có tài. Năm 1861 ông trở về Tổ quốc rồi 8 năm sau đó, năm 1871 mất tại quê nhà, thọ 43 tuổi.

Với tấm lòng yêu nước, yêu dân tha thiết, Nguyễn Trường Tộ muốn đem tất

cả trí tuệ và sức lực của mình vào việc canh tân xứ sở. Tháng 3 năm 1863

Nguyễn Trường Tộ nhờ Phạm Phú Thứ gửi lên triều đình Huế một bản trần

tình và ba tập điều trần. Hệ thống sáng kiến duy tân đất nước của ông bắt đầu

từ đó. Điểm xuất phát trong toàn bộ các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường

Tộ là lòng yêu nước,tinh thần độc lập và niềm tin vào vận mệnh dân tộc.

Trong các bản điều trần, ông cực lực lên án những kẻ mưu phản quê hương đất nước, hứng khởi cảm quan về địa lợi tốt và Nhân vật tốt, về cách làm cho hoạ trở thành phúc, bại chuyển thành thắng, phát triển trí tuệ dân tộc để đưa nước ta thoát ra khỏi tình thế ”bốn mặt chịu ép” và nguy cơ bị nước ngoài

xâm lăng.

Những tư tưởng trên đây của Nguyễn Trường Tộ được gắn liền với một cơ sở

lí luận đối lập với ý thức hệ phong kiến truyền thống, những ”nho phong” và ”học thuật” cũ kĩ. Cũng trên cơ sở của những xuất phát điểm trên đây, ông đưa ra hàng loạt sáng kiến duy tân, bao gồm nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến

chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục, ngoại giao... tất cả đều nhằm vào mục đích: ”hiến mưu hiến sức phấn đấu phòng ngừa để mà giữ nước, giữ nhà”. Về kinh tế, Nguyễn Trường Tộ đề cập đến các mặt công nghiệp, nông

nghiệp, tài chính, thuế khoá, đê điều... cho đến cách thức giao dịch kinh tế, kí

hợp đồng với nước ngoài. Ông vạch rõ những tiềm năng của đại công nghiệp nước ta, về 4 nguồn: hải lợi, lâm lợi, thổ lợi, khoáng lợi. Ông đặc biệt nhấn

mạnh: để khai thác được những tiềm năng đó, đặc biệt phải chú ý giải quyết

việc thiếu tài nghệ, tức là nhân tài kĩ thuật, đến vấn đè khai thác mỏ. Ông tình nguyện làm việc thăm dò các mỏ, lập bản đồ khoáng chất nước ta và cũng là

Phay-sơ (Pháp) năm 1882.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nguyễn Trường Tộ cho rằng, tuy triều đình trọng nông, nhưng thực tế lại không hề có khoa học nông nghiệp, kĩ thuật

canh tác rất lạc hậu. Ông đề nghị thành lập Bộ nông chính để chăm sóc nông

nghiệp, mở trường nông chính để phổ biến khoa học kĩ thuật nông nghiệp,

nghiên cứu nghề nông và nâng cao trình độ canh tác ở nước ta. Một điểm rất đặc sắc là ông đã đề xuất việc trị thuỷ sông Hồng. Ông phản đối chủ trương

phá bỏ hệ thống đê sông Hồng của Tự Đức và đưa ra sáng kiến khoa học, sử

dụng tổng hợp nguồn nước chống thủy tai theo nguyên lí ”khơi nước chứ

không cản nước” mà đến nay vẫn còn có nhiều giá trị.

Trên các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, văn hoá giáo dục... Nguyễn

Trường Tộ cũng mạnh dạn đề xuất những chủ trương cải cách, trong đó luôn luôn đề cao tinh thần tự lực tự cường, “lĩnh hội thời biến”, lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước phương tây để tìm cách chống ”ngoại địch” chứ không

chỉ bó hẹp ngoại giao một cách không bình đẳng với Pháp. Nguyễn Trường

Tộ tỏ ra là người hết sức tâm huyết và suất sắc trong việc đề nghị đường lối

cải tổ về giáo dục. Ông công kích nền giáo dục khô cứng, khuôn sáo của nho

học cũ; nêu ra những sáng kiến cải tổ học chế nước ta, trong đó, hết sức coi

trọng lối học thực dụng, khuyến khích học tiếng nước ngoài, đề cao Quốc âm

(tiếng Việt).

Về chính trị, xã hội, ông cũng đưa ra nhiều ý kiến nhưng đã có những hạn

chế lịch sử không thể vượt qua được.

Hệ thống các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cũng như những bản điều trần đề nghị cải cách của Đinh văn Điền, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn

Huy Tế... có nhiều điểm tiến bộ và cũng không phải là không có cách gì để

thực hiện, nhưng rất tiếc nó đã không được triều đình Huế quan tâm, tiếng

vang ra ngoài xã hội của các đề nghị đó, vì thế cũng bị hạn chế. Mặt khác,

những đề nghị cải cách này lại đưa ra vào lúc cuộc chiến tranh xâm lược của

thực dân Pháp đang ngày càng mở rộng, đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội, cho nên nó đã bị rơi vào quên lãng, dù là cố ý hay không cố ý.

Trong lúc đó, để gỡ tình thế rối ren, Tự Đức đã điều động các tướng lĩnh chủ

thêm tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc, thậm chí nhờ ”Soái phủ” Pháp ở Sài gòn

đem tàu ra giúp tiễu trừ hải phỉ ở ven biển Bắc Kì.

4.3.Pháp tiến đánh thành Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ lần thứ

nhất (1873-1874)

Trong khi đang muốn tìm đường thông thương với miền Hoa Nam (Trung

quốc) - một miền đất đông dân cư, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nằm

sâu trong lục địa, cách xa vùng ảnh hưởng của người Anh, lại cũng biết một

cách chắc chắn rằng con đường sông Hồng rất thuận tiện cho việc đi lại lên vùng Vân Nam (Trung Hoa), thực dân Pháp đã quyết định đánh chiếm lấy

Bắc Việt Nam và coi đó là ”một vấn đề sống chết cho tương lai quyền thống

trị của Pháp ở Viễn Đông”.

Để xúc tiến âm mưu này, năm 1872, sau khi thám thính vịnh Hạ Long, sử

dụng đồng đảng Tạ Văn Phụng để gây sức ép với triều đình Huế, thực dân Pháp đã dùng tên lái buôn J.Duy-Puy gây rối trên sông Hồng, tự tiện xâm

phạm chủ quyền của Việt nam. Năm 1872 - 1873 Đuy-Puy liên tiếp gây ra

những vụ khiêu khích thậm chí cướp phá ở Hà nội. Sau đó lấy cớ giải quyết

vụ Duy-Puy ngày 11-10-1873 Fhơ-răng-xi Gác-ni-ê được lệnh từ Sài gòn

đem quân ra Bắc. Sau khi tự tiện tuyên bố mở cửa sông Hồng, F.Gác-ni-ê quyết định đánh thành Hà Nội.

Fhơ-răng-xi Gác-ni-ê hạ thành Hà Nội lần thứ nhất.

Ngày 20/11/1873 Đại tướng Nguyễn Tri Phương - lúc đó được cử giữ chức

Trấn thủ thành Hà Nội, đã cùng Hiệp quân Trần Văn Cát, suất đội Ngô Triều

xông lên mặt thành chỉ huy tác chiến. Phan Tôn, Phan Liêm những lãnh tụ

nghĩa quân miền Tây lục tỉnh năm xưa đã anh dũng chiến đấu cho đến khi bị

giặc bắt. Một viên chưởng cơ cùng 100 quân chống chọi đến người cuối cùng

ở ô Thanh Hà (về sau đổi thành ô Quan Chưởng). Nguyễn Tri Phương bị

trọng thương ở bụng, không chịu để giặc buộc thuốc, nhịn ăn, nhịn uống cho đến chết.

Trong vòng 3 tuần lễ, giặc Pháp đánh lan ra các tỉnh Bắc kỳ, chiếm các tỉnh: Hưng yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình Nhân dân các địa

phương nói trên đã phối hợp với quan lại, sĩ phu tự đứng lên tổ chức chống

giặc, ở Hải Dương có Lê Hữu Thường, tuần phủ Đặng Xuân Bảng, bố chính

Nguyễn Hữu Chính, án sát Nguyễn Đại. ở Nam Định, văn thân chia nhau trấn

giữ các huyện: Nguyễn Mậu Kiến tập hợp nghĩa binh, xây dựng trung tâm

kháng chiến ở Trực Định (nay là Kiến Xương). Phạm Văn Nghị, Nguyễn

Hữu Lợi... chống Pháp ở Phong Doanh, Ý Yên.

Tại Bắc Ninh, Sơn Tây, hai cánh quân của Trương Quang Đản, Hoàng Kế Viêm đã phối hợp với toán quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc tạo thành thế bao

vây uy hiếp thành Hà nội.

Ngày 21/12/1873 tại Cầu Giấy, quân ta tổ chức mai phục tiêu diệt toán quân Pháp, trong đó có tên tổng chỉ huy F.Gác-ni-ê, đồng thời ở các nơi, quân dân

ta ráo riết bao vây Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình.

Hiệp ước 1874

Quân Pháp hoang mang dao động. Cuộc kháng chiến kiên cường anh dũng

của nhân dân ta đã đặt thắng lợi giải phóng đất nước trong tầm tay. Giữa lúc đó triều đình Huế ký điều ước 15/3/1874 mang tên Hiệp ước Hòa bình và liên minh (còn gọi là điều ước Giáp Tuất). Điều ước gây nên sự bất bình và phẫn

uất trong dân chúng. Nhiều cuộc nổi dậy chống triều đình kết hợp với chống

thực dân Pháp đã bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn -

Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh (1874):

Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây.

Hiệp ước Giáp Tuất là điều ước thứ hai, đánh dấu bước trượt dài trên đường

suy vong của triều đình Huế. Nó gồm 22 khoản. Những khoản chính là: triều đình chính thức thừa nhận việc quân Pháp chiếm cứ 3 tỉnh miền Tây Nam

Kỳ, thừa nhận cho người Pháp được tự do truyền đạo ở khắp nước ta và được

Một phần của tài liệu Cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta nửa cuối thế kỷ (Trang 29)