Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trước khi Pháp kéo ra

Một phần của tài liệu Cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta nửa cuối thế kỷ (Trang 28)

IV. Việt Nam trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc kỳ lần thứ nhất.

4.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trước khi Pháp kéo ra

Bắc kỳ.

Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, song song với việc thiết lập

chế độ thực dân tại những nơi vừa chiếm được, ban chỉ huy quân Pháp ở Sài gòn nghĩ ngay đến việc hoạt động ở Bắc kỳ.

Về phía triều đình Huế thì từ sau khi Pháp chiếm lục tỉnh, đã không có một

biện pháp nào để chấn chỉnh kinh tế, củng cố quốc phòng nhằm đưa đất nước

ra khỏi tình trạng hiểm nghèo. Trái lại vẫn thi hành những chính sách thiển

cận khiến cho đất nước càng ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, bế tắc.

Công cuộc phòng thủ đất nước không được chăm lo. Trình độ tổ chức, trang

bị, kĩ thuật tác chiến của quân đội không được cải tiến. Nông nghiệp đình

đốn, công thương nghiệp bị kìm hãm ngặt nghèo. Tài chính thiếu hụt nghiêm trọng. Thiên tai xảy ra thường xuyên: năm 1867, đê vỡ ở các tỉnh Sơn tây, Hà

nội, Bắc ninh, Hưng Yên, Nam Định. Vùng ven biển Bắc kì cũng bị bão lụt to. Năm 1868 đến lượt các tỉnh Ninh bình, Hải Dương bị bão lụt, nhân dân

xiêu tán tứ tung. Tháng 5-1870 Quảng Bình, Quảng Trị hết đại hạn đến lụt

Công thương nghiệp đã kém cỏi nay lại càng đình đốn. Những mầm mống

kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ trước đã bị nhà

nước phong kiến Nguyễn chặn đứng. Về thương nghiệp, những đột phá bước đầu của Vương triều Tây Sơn vào chính sách bế quan toả cảng truyền thống đã bị xoá bỏ hẳn. Các trung tâm thương mại của các thế kỉ trước dần dần chỉ

còn lại trong kí ức mọi người. Giao thông đường biển hoàn toàn ỷ lại, trông

chờ vào Chiêu thương cục nhà Thanh. Việc buôn bán giao thiệp với nước ngoài coi như bị đóng của hoàn hoàn. Trong điều kiện quốc tế mới ở nửa sau

thế kỉ XIX một số nước châu Âu đã đến giao thiệp và xin thông thương như

Anh, Tây-ban-nha, Phổ... nhưng triều đình Tự Đức thiển cận, đã tìm mọi

cách từ chối.

Trong khi thiên tai, thuế má, tạp dịch, đói khổ, cướp bóc đang xô đẩy cuộc

sống của nhân dân đến bước đường cùng thì bọn phong kiến quý tộc vẫn

sống sa hoa phung phí. Công trình Khiêm lăng của Tự Đức đã ngốn không

biết bao nhiêu tiền bạc và sức lực của nhân dân.

Ách áp bức nặng nề đã khiến cho các cuộc khởi nghĩa chống triều đình tiếp

tục bùng nổ ngày càng dữ dội: Năm 1866 có cuộc khởi nghĩa ở kinh thành. Tiếp đó là các cuộc nổi dậy của nông dân Đan Phượng (Hà Đông), nông dân Kim Anh, Đa Phúc (Phúc Yên), nông dân Bắc Ninh, Quảng Yên. Nạn thổ

phỉ, hải phỉ, ”giặc khách” như giặc cờ đen (Lưu Vĩnh Phúc), cờ trắng (Bàn

văn Nhị, Lương Văn Lợi), cờ vàng (Hoàng Sùng Anh, Vương Thiên Tích,

Ngô Anh), cùng những đám ”tàu ô”, cướp biển thừa dịp suy yếu bất lực của

triều đình đã mặc sức tung hoành quấy nhiễu ở các vùng thượng du, trung du

và ven biển Bắc kì, làm cho nhân dân càng thêm điêu đứng.

Một phần của tài liệu Cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta nửa cuối thế kỷ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)