KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC HỆ SINH THÁI VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NINH TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS (Trang 30)

Kết luận

- Động lực chính của quá trình ĐM tại VVB Quảng Ninh là ngoại sinh, thủy triều và hoạt động nhân sinh nổi trội hơn. Vùng gồm hai kiểu ĐH: lục địa và các đảo và vùng triều. Mỗi một dạng ĐH có các HST đặc trưng. VVB Quảng Ninh gồm 4 vùng ĐM: Móng Cái, Quảng Hà-Cửa Ông, Cửa Ông-Cửa Lục và Quảng Yên. RNM, cỏ

24

biển, BT và BCB là các HST tiêu biểu, thực vật ngập mặn và ĐVTM đóng vai trò đáng kể đối với ĐM VVB Quảng Ninh.

- Từ năm 1975 đến nay ĐH và HST VVB Quảng Ninh biến động rất mạnh. Trước năm 1990, biến động ĐH và HST diễn ra cân bằng giữa tự nhiên và nhân sinh, sau 1990 chủ yếu do hoạt động nhân sinh. Biến động ĐH và các HST phân thành 4 vùng: Quảng Yên, Tuần Châu - Cửa Ông, Cửa Ông - Quảng Hà và Móng Cái.

- Bảo tồn tự nhiên, phát triển du lịch, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, mở rộng đô thị và dịch vụ thương mại, phát triển cảng biển, nông nghiệp và hậu cứ phòng thủ quốc phòng là các định hướng cơ bản khai thác VVB Quảng Ninh.

- Tư liệu viễn thám và công cụ GIS đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu biến động ĐH và HST VVB bởi những thế mạnh mà các công nghệ khác không có được.

Khuyến nghị

(1) Vấn đề xử lý dữ liệu viễn thám xác định phân bố các HST vùng triều, đặc biệt là BTT vào thời điểm thu nhận dữ liệu viễn thám trùng với mức triều cao hoặc TB. Khi đó, phân bố của BTT sẽ bị ngập nước nên xác định trên dữ liệu viễn thám sẽ phức tạp. Để xác định được diện phân bố của BTT trong trường hợp này cần xây dựng thuật toán xử lý riêng cho các loại ảnh vệ tinh khác nhau trên cơ sở mô hình thực nghiệm.

(2) Để lượng hóa vai trò của sinh vật đối với quá trình ĐM cần phải thu hẹp phạm vi không gian nghiên cứu, tiến hành thí nghiệm và quan trắc định kỳ, sử dụng thêm các kết quả của mô hình số trị, bẫy trầm tích. Ngoài ra cần thu thập mẫu trầm tích theo các mặt cắt để phân tích hàm lượng cacbonnat.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC HỆ SINH THÁI VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NINH TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)