Biến động ĐH trong mối quan hệ với HST

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC HỆ SINH THÁI VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NINH TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS (Trang 25)

- Sự biến động về phân bố của các HST đồng nghĩa với việc nền ĐH mà lớp phủ sinh vật của HST tồn tại cũng biến động theo. Ngược lại, khi ĐH biến động sẽ tác động đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật dẫn đến biến động lớp phủ sinh vật của các HST. Phân tích cơ chế biến động diện phân bố lớp phủ sinh vật của các HST chính là phân tích biến động ĐH trong mối quan hệ với HST.

- Từ 1975-1990, diện tích đầm nuôi thủy sản và RNM trong đầm nuôi có tỷ lệ tăng lớn nhất là 627,8% và 4815%. RNM ngoài đầm nuôi, BTT, BTC và BCB diện tích đều giảm, BCB giảm 18,3% do

21

xói lở tại mũi Sa Vỹ, tiếp đến là BTC, RNM ngoài đầm nuôi. BTT giảm diện tích nhỏ nhất 3,26%. Ngược lại, diện tích RNM trong đầm nuôi giảm đi nhiều (33,5%) từ 1990-2013 do suy thoái. Diện tích đầm nuôi thủy sản tăng đến 457,55% từ 1990-2013, chiếm cứ phần lớn không gian của BTT (giảm 14,56%), BTC (giảm 70,9%) và RNM ngoài đầm nuôi (giảm 22,8%). San lấp mặt bằng tăng rất mạnh cũng gây giảm diện tích của BT và RNM. Bảng 3.1 và 3.2 là kết quả phân tích biến động ĐH trong mối quan hệ với HST.

Bảng 3.1. Biến động ĐH trong mối quan hệ với HST VVB Quảng Ninh từ 1975-1990

Bảng 3.2. Biến động ĐH trong mối quan hệ với HST VVB Quảng Ninh từ 1990-2013

3.2.3. Đặc trưng biến động ĐH và các HST

Trước năm 1990, các hoạt động đắp đầm nuôi trồng thủy sản và san lấp mặt bằng xây diễn ra không mạnh. Chính vì vậy mà biến đổi ĐH

22

và các HST diễn ra không lớn, chỉ có biến động ĐH liên quan đến các hoạt động khai thác khoáng sản là đáng kể nhất. Từ năm 1990 đến nay, tài nguyên VVB được khai thác mạnh mẽ, tập trung khai thác không gian vùng triều phục vụ nuôi trồng thủy sản, mở rộng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp và đô thị. Diện tích mở rộng khai thác khoáng sản cũng phát triển nhanh chóng.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC HỆ SINH THÁI VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NINH TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)