Cùng với sự phát triển không ngừng của truyền thông kỹ thuật số, Internet và sự phát triển nhảy vọt của nền công nghiệp phần mềm, Bảo mật máy tính là một vấn đề ngày càng trở nên quan trọng. Để có thể đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trên hệ điều nguồn mở nói chung chúng ta cần phải phân tích và đánh giá đƣợc các nguy cơ có thể gây mất an toàn, hay các lỗ hổng bảo mật. Qua đó đƣa ra đƣợc các biện pháp xử lý phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Phải khẳng định lại rằng không có một hệ điều hành nào là an toàn tuyệt đối, bất cứ hệ điều hành nào cũng tiềm ẩn các nguy cơ bị tấn công. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà trình độ của tin tặc ngày một cao, các phƣơng thức thủ đoạn ngày một tinh vi và biến đổi liên tục.
Kể từ khi hệ điều nguồn mở nhƣ Linux đƣợc ứng dụng một cách rộng rãi và nhanh chóng, đặc biệt là trong các giao dịch kinh doanh quan trọng, trong các tổ chức an ninh chính trị...thì vấn đề đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin là một vấn đề quyết định sự sống còn của hệ thống Linux. Với hàng trăm công cụ bảo vệ sẵn có, ngƣời dùng Linux đƣợc trang bị tốt hơn để ngăn chặn và duy trì một hệ thống an toàn. Linux không những hoạt động tốt mà còn có những tính năng và sản phẩm liên quan cho phép xây dựng một môi trƣờng tƣơng đối an toàn. Tuy vậy, Linux và các ứng dụng trên nó cũng không hẳn ít các lỗ hổng an ninh hơn những hệ điều hành khác. Theo quan điểm của một số chuyên gia máy tính, Linux có tính an toàn cao hơn các hệ điều hành có bản quyền của Microsoft, vì các sản phẩm của Microsoft không đƣợc xem xét kỹ lƣỡng và chặt chẽ bằng các sản phẩm mã nguồn mở nhƣ Linux. Hơn nữa, Linux dƣờng nhƣ là “miễn nhiễm” với virus máy tính (hiện tại đã xuất hiện một vài loại virus hoạt động trên môi trƣờng Linux nhƣng không ảnh hƣởng gì mấy đến ngƣời dùng Linux). Mặc dù là vậy nhƣng với một hệ thống nguồn mở nhƣ Linux mà không đƣợc cấu hình tốt sẽ kém an toàn hơn nhiều so với một hệ thống Microsoft đƣợc cấu hình và triển khai tốt. Khi chúng ta phân tích và đánh giá đƣợc các nguy cơ tiềm ẩn, các khả năng có thể tấn công gây mất an toàn hệ thống sẽ tạo đƣợc một cơ sở vững chắc cho việc triển khai và cấu hình, cũng nhƣ đƣa ra đƣợc các giải pháp để ngăn chặn.
a) Nguy cơ mất an toàn Nhân (Kernel)
Nhân là một thành phần cốt lõi của Hệ điều hành và cũng là nơi tồn tại nhiều nguy cơ có thể bị lợi dụng để tấn công, xâm nhập trái phép vào hệ điều hành. Mặc dù đƣợc nhiều cá nhân, tổ chức trên toàn thế giới chung sức phát triển trên một nền tảng nhân Linux ban đầu. Tuy nhiên, hệ thống này không thể tránh khỏi những điểm yếu có thể khai thác và lợi dụng. Sự công khai mã nguồn sẽ tạo cơ hội cho những kẻ tấn công nếu am hiểu hệ thống sẽ tìm ra những điểm yếu này để đột nhập vào hệ điều hành.
Và thực tế những năm qua cũng cho thấy, Linux cũng không hẳn đƣợc thiết kế với các tính năng bảo mật thật chặt chẽ, khá nhiều lỗ hổng có thể bị lợi dụng bởi những tin tặc thông thạo về hệ thống. Do đó, việc sử dụng một hệ điều hành với nhân đƣợc củng cố là rất quan trọng. Một khi nhân đƣợc thiết kế tốt thì nguy cơ bị phá hoại sẽ giảm đi rất nhiều.
b) Nguy cơ mất an toàn tài khoản ngƣời dùng, nhóm ngƣời dùng:
Các tài khoản ngƣời dùng, đặc biệt là tài khoản root là một trong những mục tiêu của các đối tƣợng nhằm chiếm đƣợc quyền truy cập vào hệ thống. Trong các hệ thống Linux, tài khoản root có mọi quyền thao tác với hệ thống, do đó nếu tin tặc bằng cách nào đó có đƣợc tài khoản này thì có thể kiểm soát toàn bộ hệ thống. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cần phải có các chính sách để đảm bảo an toàn và bí mật hệ thống tài khoản ngƣời dùng, nhóm ngƣời dùng.
c) Nguy cơ mất an toàn hệ thống file:
Trong hệ thống Linux, có nhiều tập tin quan trọng lƣu trữ các thông tin cấu hình hệ thống, danh sách các tài khoản và các truy cập của ngƣời dùng…Nên các kẻ tấn công thƣờng nhằm vào các tập tin này để lấy cắp đƣợc các thông tin nhạy cảm hoặc can thiệp thay đổi dữ liệu trong file dẫn đến những ảnh hƣởng khôn lƣờng tới hoạt động của hệ thống. Vì thế phải có các các biện pháp để đảm bảo an toàn cho hệ thống file, tránh các truy cập và chỉnh sửa trái phép.
d) Nguy cơ mất an toàn tới từ các giao dịch qua mạng:
Kết nối mạng và truyền thông qua mạng là một trong những nguy cơ lớn tiềm ẩn khả năng bị tấn công. Tin tặc thông qua các cổng để truy cập vào hệ thống lấy cắp thông tin hoặc phá hoại hệ thống. Tin tặc cũng có thể chặn các gói tin truyền trên mạng để ăn cắp thông tin, thay đổi hoặc chèn các mã độc hại. Có rất nhiều dịch vụ mạng truyền thống giao tiếp thông qua giao thức văn bản không mã hóa, nhƣ Telnet, FTP, Rlogin, HTTP, POP3. Trong các giao dịch giữa ngƣời dùng với máy chủ, tất cả các thông tin dạng gói đƣợc truyền qua mạng dƣới hình thức văn bản không đƣợc mã hóa. Các gói tin này có thể dễ dàng bị chặn và sao chép ở một thời điểm nào đó trên đƣờng truyền. Việc giải mã các gói tin này rất dễ dàng, cho phép lấy đƣợc các thông tin nhƣ tên ngƣời dùng, mật khẩu và các thông tin quan trọng khác. Việc sử dụng các giao dịch mạng đƣợc mã hóa khiến cho việc giải mã thông tin trở nên khó hơn và giúp chúng ta giữ an toàn các thông tin quan trọng. Các kỹ thuật thông dụng hiện nay là IPSec, SSL, SSH, TLS, SASL và PKI…