1.Lãnh đạo Đảng và Chính phủ cần đưa ra chủ trương phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng dự án, với chính sách riêng cho “nền kinh tế vùng sinh thái Đắk Lắk”. Ở tầm cỡ và quy mô của lợi ích quốc gia, dự án tổng thể cần được
sự quản lý và điều hành trực tiếp từ Chính phủ để có thể đem lại những lợi ích tối đa và vững bền.
2.Tạo cơ chế và chính sách hỗ trợ các nguồn lực
Nhằm thúc đẩy khởi động đầu tư - hợp tác triển khai trên phạm vi hình mẫu dự án ngay từ giai đoạn đóng gói ý tưởng và chuẩn bị nghiên cứu khả thi.
3.Đưa ra quyết sách với ý chí chính trị vì sự phát triển kinh tế vùng.
Với tư cách bộ phận quan trọng của quốc gia, khẳng định trọng tâm phát triển kinh tế xanh Đắk Lắk, nhất quán định hướng phát triển, và tiến tới giai đoạn Quy hoạch tổng thể vùng, đặt ra tầm nhìn kinh tế bền vững, tập hợp các giá trị cốt lõi cũng như chiến lược tập hợp, khai thác nguồn lực trong nước quốc tế cho quy hoạch này
4.Tăng khả năng cạnh tranh cho các nhà bán lẻ trong hệ thống kênh phân phối.
Hiện một số tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới với tiềm lực về tài chính và phương pháp quản lý hiện đại, đã đến Việt Nam.
Trước sức ép mở cửa, các doanh nghiệp trong nước cũng đã liên kết nhau lại nhằm nâng cao thế và lực. Đi tiên phong trong chiến lược này là bốn nhà phân phối hàng đầu Việt Nam: Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội, Liên hiệp HTX thương mại TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Phú Thái đã góp vốn thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối (VDA) với mục tiêu trở thành tập đoàn hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối và logistics.
Lúc này, mối lo mất thị phần phân phối hàng hoá nội địa không phải là điều khó hiểu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài cũng cần phải có một vài
năm để hoàn thiện hạ tầng, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối thủ… trước khi có thể thực sự chứng tỏ ưu thế.
Trong thời điểm này, giải pháp hàng đầu là Nhà nước cần:
-Tổ chức và tăng cường quản lý đối với hệ thống bán lẻ, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lớn và phân phối lớn. Cần phát huy vai trò chủ lực của DNNN, sớm hình thành mạng lưới phân phối hợp lý, thông suốt trên phạm vi cả nước, từng bước chiếm lĩnh địa bàn trọng yếu.
-Cần xây dựng cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp quốc doanh và dân
doanh cùng tham gia cạnh tranh cung ứng để hàng hóa đến người tiêu dùng
với mức giá hợp lý nhất.
-Nhà nước cũng cần tạo cơ chế để các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có đất
đai, có vốn để mở rộng chuỗi bán lẻ theo quy hoạch.
- Nhà nước thay vì tìm biện pháp tổ chức lại hệ thống phân phối bán lẻ thì phải có những quyết sách ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên và tập hợp các nguồn lực đang bị phân tán nhỏ lẻ thành một hệ thống nhất quán, có chiều sâu và đủ tầm để đối thoại với các hệ thống bán lẻ nước ngoài. Điều cốt lõi là phải thiết lập một sự tự chủ trong kinh tế, sự chủ động thay đổi để đón đầu những xu thế phát triển tất yếu của mở cửa và hội nhập.
Ðối với các doanh nghiệp bán lẻ, để đứng vững trong thời gian tới thì việc hợp
tác, liên kết với nhau và với cả “đối thủ” là hết sức quan trọng.
-Mối liên kết giữa Nhà sản xuất - nhà phân phối, và giữa các nhà phân phối với
nhau cũng cần được quan tâm đúng mức để đảm bảo chủ động nguồn hàng và hạn chế sự tản mạn, tự phát, thiếu ổn định.
KẾT LUẬN
“Thua ngay trên sân nhà”- đó là một mối lo ngại lớn đặt ra với các ngành nghề nước ta trước ngưỡng cửa WTO. Ngay cả các thương hiệu Việt Nam cũng đang rất khó khăn trong việc tìm cho mình một chiến lược Marketing hiệu quả, khi điều kiện tài chính, nhân lực và kỹ nghệ kinh doanh còn nhiều hạn chế. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, các thương hiệu của những quốc gia nghèo dần dần bị triệt tiêu do mất quyền tự quyết, khi các chiến lược Marketing có nguy cơ phụ thuộc và dần rơi vào tay những tập đoàn lớn.
Trung Nguyên, nhóm thật sự ngạc nhiên và ngưỡng mộ vì họ không chỉ xem cà phê là cà phê để kinh doanh thuần túy mà còn muốn thông qua cà phê đem lại những giá trị về chiều sâu văn hóa, giành lại giá trị đích thực của cà phê và sự công bằng cho thương hiệu quốc gia.
Thách thức như thế, hoà bão và tiềm lực như thế, Trung Nguyên cũng như bao tập đoàn kinh doanh khác, luôn phải nổ lực hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty. Với riêng Trung Nguyên, chiến lược Marketing nội địa cần phải tuyệt vời hơn nữa, Marketing vẫn còn những yếu kém và lỗ hỏng cần phải được lấp đầy. Có như thế, hiện tượng Trung Nguyên mới là mãi mãi, thị trường ngoại không còn là ước mơ và Thủ phủ cà phê toàn cầu ở Buôn Ma Thuột mới trở thành hiện thực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. www.trungnguyen.com.vn
2. Marketing Việt Nam,“Cuộc chiến không kết thúc của các thương hiệu cà phê hòa tan”
3. www.tailieu.vn
4.Marketing căn bản
5. www.bansacthuonghieu.comvà www.vatgia.com