kinh tế xã hội
Ảnh hưởng tiếp theo là các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và các địa phương trong lưu vực đang gây áp lực lên chất lượng nước cũng như quản lý, khai thác hiệu quả các nguồn nước. Do phát triển, mật độ dân cư tại các khu đô thị tăng nhanh chóng, lượng xả thải sinh hoạt cũng vì thế tăng nhanh, một phần lớn các tạp chất từ phế thải xâm nhập vào các nguồn nước theo nhiều cách và dạng khác nhau góp phần thay đổi theo chiều hướng xấu đến nguồn nước.
Vấn đề tài nguyên nước của Thành phố Đà Nẵng và các vùng trong lưu vực khó có thể giải quyết được nếu thiếu cách tiếp cận mang tính tổng hợp, trong đó các quan tâm, đối tượng, lĩnh vực khác nhau, nhưng liên quan mật thiết với nhau, được xem xét và giải quyết trong một mối chung và ở quy mô lưu vực Sông Vu Gia – Hàn. Như vậy, mối quan tâm của Thành phố về sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quan trọng này cho các mục tiêu kinh tế và dân sinh hiện nay và trong tương lai là rất to lớn. Các vấn đề phức tạp trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước đòi hỏi một DSS.
Do tính phức tạp và phạm vi rộng của vấn đề nghiên cứu, luận văn bước đầu tập trung vào hai bài toán quản lý tổng hợp tài nguyên nước, đây là những thành phần cơ bản đáp ứng được các yêu cầu cần thiết của một hệ thống hỗ trợ ra quyết định quản lý tài nguyên nước lưu vực sông.
- Bài toán 1: Xác định giải pháp đáp ứng biến đổi khí hậu đảm bảo phát triển bền vững.
- Bài toán 2: Xác định giải pháp quản lý đập thượng nguồn thực nghiệm với
đập Đakmi 4.