Chi phí nhập khẩu sẽ tăng lên khi các chính sách tỷ giá làm tỷ giá hối đoái tăng, tức là khi đó đồng nội tệ sẽ giảm giá, khi đó giá trị của hàng hóa tính theo nội tệ sẽ đắt
3.2. Các đề xuất với vấn đề nghiên cứu
Trong thời gian qua, mặc dù hoạt động kinh doanh tốt nhưng hiệu quả không cao, nguyên nhân là do khi đứng trước sự biến động của thị trường, công ty chưa có những chính sách đối phó phù hợp, các biện pháp chỉ mang tính tạm thời. Để có thể tận dụng tối đa những lợi ích từ những thay đổi của thị trường hoặc tránh những rủi ro có thể mang lại, doanh nghiệp cần phải:
có kỹ năng. Đội ngũ này có nhiệm vụ nghiên cứu và dự báo tình hình biến động kinh tế, biến động tỷ giá,… Từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tế trong nước cũng như nước ngoài.
Thứ hai, trong năm 2012, Chính phủ tiếp tục thực hiện thắt chặt chi tiêu, cắt giảm nợ công, nới lỏng tỷ giá hối đoái, duy trì thế cân bằng trên thị trường ngoại hối. Chính vì vậy công ty cần phải có chiến lược cụ thể để đối phó với sự thay đổi của tỷ giá. Ngoài việc tận dụng các công cụ bảo hiểm tỷ giá do NHNN cung cấp, công ty cũng nên có chính sách nhập hàng một cách cụ thể. Thông qua việc dự báo lượng cầu, giá để tính toán số lượng hàng hóa nhập trong một lần nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Thực hiện việc mở rộng thị trường NK bằng cách hợp tác thêm với các đối tác trong khu vực như: Thái Lan; Đài Loan; Malaysia; Nhật; Hàn,… thay vì các đối tác Mỹ, EU, Autralia như trước đây. Khi nắm bắt được các đối tác này, doanh nghiệp có thể tránh được việc tăng giá đột ngột ảnh hưởng đến sản lượng bán ra, doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận. Công ty cần đa dạng hóa cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại quốc tế để thuận tiện cho việc thanh toán và chuyển đổi tiền tệ.
Thứ ba, hoạt động đặc thù của công ty là NK hàng hóa và phân phối vào thị trường trong nước. Do đó toàn bộ hàng hóa của công ty là NK khẩu 100% và thị trường là thị trường nội địa. Để hoạt động kinh doanh mang lại lợi ích tối ưu, việc sử dụng công cụ quyền chọn mua (bán) ngoại tệ là một biện pháp tốt nhất cho doanh nghiệp. Quyền chọn mua ngoại tệ là giao dịch trong đó người mua quyền có quyền (chứ không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc vào một ngày xác định trong tương lai và trả cho ngân hàng một khoản phí. Hiện nay, công cụ quyền chọn mua đã được các ngân hàng thương mại thực hiện được một khoảng thời gian tương đối lâu, nhưng công ty vẫn chưa tận dụng được điều này. Việc sử dụng quyền chọn mua có thể giúp doanh nghiệp phòng tránh được rủi ro với chi phí đầu tư được xác định ngay tại thời điểm mở hợp đồng. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả công cụ này cần có bộ phận dự đoán biến động của tỷ giá và lựa chọn thời điểm mua quyền chọn.