Kiến nghị với NHNN và BIDV

Một phần của tài liệu Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây (Trang 98)

* Đối với NHNN:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để cung cấp các nguồn thông tin hữu ích, đồng thời đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. NHNN nên mở rộng phạm vi cung cấp thông

91

tin của trung tâm tín dụng (CIC), đồng thời cung cấp thêm các thông tin kinh tế - kỹ thuật có liên quan cho công tác thẩm định.

- NHNN cần ban hành nội dung quy trình TĐDA đầu tư thống nhất trên cơ sở TĐDA đầu tư của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ khoa học môi trường, của các ngân hàn sao cho phù hợp với điều kiện nước ta, đồng thời hoà nhập với thông lệ quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra giám sát các ngân hàng nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác tín dụng nhất là công tác thẩm định để hạn chế những rủi ro.

* Đối với BIDV:

- Đề nghị BIDV cho phép cơ cấu lại hoạt động của chi nhánh, tăng dư nợ cho vay bán lẻ và dư nợ cho vay theo dự án tại BIDV chi nhánh Sơn Tây, do thị xã Sơn Tây đang trong quá trình phấn đấu lên đô thị loại II vì thế trong những năm gần đây, thị xã Sơn Tây tích cực triển khai các dự án trọng điểm về giao thông, xây dựng, các khu đô thị mới, cùng với các dự án di dân... Do đó chi nhánh sẽ có nhiều cơ hội để gia tăng hoạt động cho vay theo dự án đầu tư. Thông qua đó, có thể gia tăng lợi nhuận, mở rộng mạng lưới và nâng cao uy tín của ngân hàng.

- Đề nghị BIDV cho phép chi nhánh được cơ cấu lại đội ngũ cán bộ của chi nhánh.

Trong 6 năm qua, số lượng cán bộ mới của chi nhánh tăng rất nhiều. Hầu hết khi mới tuyển dụng đều phải đảm nhận ngay vào các vị trí, khối lượng công việc của chi nhánh nhiều, điều kiện học tập, đào tạo khó khăn. Thực tế lao động của chi nhánh thiếu, trình độ, kinh nghiệm hạn chế. Vì vậy, thông qua đó chi nhánh có thể sàng lọc được những cán bộ nó năng lực yếu kém và tuyển dụng thêm những cán bộ có năng lực để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ.

92

- Đề nghị được hỗ trợ về đào tạo, tập huấn về các nghiệp vụ ngân hàng. Bên cạnh đó BIDV cũng cần tích cực tổ chức các hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định, các hội thi cán bộ thẩm định giỏi nghiệp vụ toàn ngân hàng nhằm tăng cường sự hiểu biết và phối hợp giữa các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

3.3.3. Kiến nghị với Chủ dự án đầu tư.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc TĐDA đầu tư, trước hết các chủ dự án đầu tư nên chọn lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính và năng lực quản lý của mình.

Các dự án đầu tư xin vay vốn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với quy hoạch phát triển của từng ngành từng vùng để ngân hàng không phải mất thời gian và chi phí để thẩm định những dự án không được phép hoạt động. Khi xem xét để đi đến quyết định đầu tư cần nghiên cứu kỹ về các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính… Các chủ dự án cần nhận thức đúng vai trò của công tác TĐDA đầu tư trước khi ra quyết định đầu tư để có những dự án thực sự có hiệu quả, tránh coi việc lập dự án đầu tư chỉ là hình thức để xin vay.

Các luận chứng kinh tế kỹ thuật, các báo cáo tài chính và hồ sơ tài liệu có liên quan đến dự án được gửi lên ngân hàng cần đảm bảo tính trung thực, chính xác để kết quả thẩm định được chính xác, vì vậy các chủ dự án cần có sự hợp tác với ngân hàng. Các chủ dự án đầu tư cần biết rằng, khi công tác thẩm định được tiến hành tốt, ngân hàng ra được những quyết định đúng đắn thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đầu tư của chủ dự án đầu tư, đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Như vậy cả ngân hàng và chủ dự án đầu tư đều có lợi.

93

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những lý luận của chương 1 và thực trạng hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn từ năm 2009 đến 30/6/2012, luận văn khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây trong thời gian tới. Trong chương 3, luận văn đã đưa ra các định hướng hoàn thiện hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây và đề xuất một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây trong thời gian tới.

94 KẾT LUẬN

Hoàn thiện hoạt động TĐDA đầu tư nói chung là thẩm định TCDA đầu tư nói riêng là một vấn đề rất quan trọng đối với BIDV chi nhánh Sơn Tây trong giai đoạn hiện nay. Nó không chỉ là vấn đề sống còn của mỗi ngân hàng mà còn có ý nghĩa hết sức to lớn đối với BIDV chi nhánh Sơn Tây, do BIDV vốn có thế mạnh về cho vay theo dự án đầu tư. Vì vậy, việc củng cố và hoàn thiện hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây là một phấn đề đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc.

Qua việc phân tích thực trạng hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn từ năm 2009 đến 30/6/2012, luận văn đã thực hiện được một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định TCDA đầu tư của NHTM, các nội dung, quy trình thẩm định, phân tích các chỉ tiêu định tính và định lượng đánh giá hiệu quả hoạt động thẩm định và các nhân tố tác động tới hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại các NHTM.

Thứ hai, bằng những dẫn chứng cụ thể, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn từ năm 2009 đến 30/6/2012 theo cơ sở lý luận đã đề ra tại chương 1, thông qua đó chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn từ năm 2009 đến 30/6/2012.

Thứ ba, trên cơ sở định hướng hoàn thiện hoạt động thẩm định TCDA đầu tư, luận văn đã đưa ra một số giải pháp có tính ứng dụng cao nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây trong thời gian tới.

95

Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khó khăn như hiện nay; cùng với công tác quản lý điều hành chung của nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp diễn biến của thị trường, nhiều chính sách kinh tế vĩ mô vận hành đạt hiệu quả chưa cao đã tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh của BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Sơn Tây nói riêng. Vì vậy, để các giải pháp đã được nêu trong luận văn phát huy hiệu quả cần phải có sự phối hợp thực hiện tốt về các cơ chế, chính sách từ các cơ quan quản lý Nhà nước như: Chính phủ, bộ Tài chính, NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Mặc dù bản thân đã cố gắng tới mức tối đa, song do thời gian nghiên cứu có hạn, vì vậy luận văn không tránh khỏi được những hạn chế, khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của hội đồng bảo vệ luận văn, các thầy cô đang giảng dạy tại khoa Tài chính ngân hàng trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội để luận văn được hoàn thiện ở mức độ cao hơn và thực sự có ích cho BIDV chi nhánh Sơn Tây và các NHTM nói chung trong nền kinh tế.

96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Đức Dũng, (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định giá giá trị doanh nghiệp, Nxb Thống kê.

2. Nguyễn Minh Kiều (2008), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng NHTM, Nxb thống kê.

3. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ NHTM, Nxb Thống kê.

4. Tô Ngọc Hưng, Nguyễn Như Minh (2008), Tài trợ dự án, Nxb Thống kê. 5. Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Lập và TĐDA đầu tư, Nxb

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

6. Nguyễn Năng Phúc (2008), Phân tích báo cáo tài chính, Nxb Trường Đại

học Kinh tế Quốc Dân.

7. Lê Văn Tề (2010), Tín dụng ngân hàng, Nxb Trường Đại học Giao thông

vận tải.

8. Quốc Hội (2010), Luật số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 của Quốc Hội

ban hành: Luật các TCTD.

9. Ngân hàng BIDV (2001), Quy trình tín dụng trung và dài hạn.

10. Ngân hàng BIDV (2009); Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp.

11. Ngân hàng BIDV chi nhánh Sơn Tây (2009, 2010, 2011), Báo cáo thường niên.

12. www.cafef.vn 13. www.vef.vn 14. www.vneconomy.com.vn 15. www.taichinhthegioi.net 16. www.sbv.gov.vn 17. www.vnba.org.vn 18. www.voer.edu.vn

PHỤ LỤC

Ví dụ về công tác thẩm định TCDA đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây I. THÔNG TIN KHÁCH HÀNG:

1. Khách hàng:

- Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN BA SAO – HOÀ BÌNH.

- Mã CIF: 4582927

- Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường Hữu Nghị, TP Hoà Bình, Tỉnh Hoà Bình.

- Hoạt động kinh doanh chính: Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh; Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia; Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng; Sản xuất rượu vang; Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh...

- Vốn điều lệ: 20.000.000.000, đồng. - Hình thức sở hữu: Ngoài quốc doanh. Cơ cấu cổ phần theo sở hữu:

+ Vốn thuộc sở hữu Nhà nước: 0% vốn điều lệ.

+ Vốn thuộc sở hữu các cổ đông là cá nhân, pháp nhân: 100% vốn điều lệ.

- Cấp phê duyệt tín dụng: Hội đồng tín dụng Chi nhánh. 2. Dự án đầu tư:

- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Quang Trung.

- Địa điểm đầu tư: Khu đất của Công ty CP Tập đoàn Ba Sao, diện tích 14.694m2 - Đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường Hữu Nghị, TP Hoà Bình, Tỉnh Hoà Bình.

- Tổng mức đầu tư: 29.212.088.245, đồng; trong đó: + Chi phí xây dựng cơ bản: 7.050.000.000, đồng

+ Chi phí máy móc thiết bị: 20.162.088.245, đồng + Chi phí vốn lưu động: 2.000.000.000, đồng - Kế hoạch thu xếp vốn: + Vốn tự có: 20.000.000.000, đồng + Vốn vay Ngân hàng: 9.212.088.245, đồng 3. Đề nghị vay vốn của Khách hàng: - Tổng giá trị đề nghị vay: 7.000.000.000, đồng

- Mục đích: Đầu tư xây dựng nhà máy bia công suất 5 triệu lít/năm. - Lãi suất: Theo quy định.

- Thời hạn vay: 84 tháng.

- Nguồn trả nợ: Từ khấu hao và lợi nhuận của dự án.

- Tài sản đảm bảo: Thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay bao gồm giá trị hạ tầng, giá trị nhà xưởng trên đất và toàn bộ máy móc thiết bị của dự án. Giá trị tài sản đảm bảo dự kiến là: 27.212.088.245, đồng.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG

1. Đánh giá tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý SXKD của khách hàng.

1.1. Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng: 1.2. Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý:

1.3. Đánh giá về mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng: 1.4. Đánh giá về năng lực quản trị điều hành:

2. Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng. 2.1. Thông tin chung:

2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh: 2.2.1. Đánh giá năng lực sản xuất:

2.2.2. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào:

2.2.3. Đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: 2.2.4. Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu:

2.2.5. Đánh giá về khả năng xuất khẩu hàng hoá: 3. Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng. 4. Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng.

4.1. Quan hệ giao dịch với BIDV:

4.2. Quan hệ giao dịch với các TCTD khác:

4.3. Quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng có liên quan:

IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG 1. Về hồ sơ pháp lý dự án:

1.1. Hồ sơ pháp lý đã hoàn thiện: 1.2. Hồ sơ pháp lý đang hoàn thiện: 2. Về tiến độ góp vốn dự án:

V. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Mô tả dự án:

Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy bia Quang Trung.

- Sản phẩm đầu ra của dự án: Bia hơi và các sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất bia phục vụ cho chăn nuôi.

- Công suất thiết kế: 5.000.000 lít/năm. - Giá bán sản phẩm dự kiến: 8.000, đồng/lít

- Thị trường tiêu thụ dự kiến: Thời gian đầu khi dự án mới đi vào hoạt động sản xuất, thị trường mục tiêu của dự án là thị trường Hà Nội và Hoà Bình, khi sản xuất ổn định sẽ hướng tới các tỉnh thành lân cận như Vĩnh Phúc, Sơn La...

2. Nhu cầu vốn đầu tư:

Tổng mức đầu tư: 29.212.088.245, đồng; trong đó: + Chi phí xây dựng cơ bản: 7.050.000.000, đồng

+ Chi phí máy móc thiết bị: 20.162.088.245, đồng + Chi phí vốn lưu động: 2.000.000.000, đồng 3. Kế hoạch thu xếp vốn:

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

Vốn tự có tham gia: 1.050.000.000, đồng Vốn vay Ngân hàng: 6.000.000.000, đồng + Vốn đầu tư máy móc thiết bị:

Vốn tự có tham gia: 20.162.088.245, đồng Vốn vay Ngân hàng: 0, đồng

+ Vốn lưu động:

Vốn tự có tham gia: 0, đồng

Vốn vay Ngân hàng: 2.000.000.000, đồng.

4. Những điểm lợi nổi bật doanh nghiệp sẽ thu được từ dự án. VI. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Sự cần thiết phải đầu tư.

2. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.

3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào. 4. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật.

5. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.

6. Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.

Tổng mức đầu tư : 29.212.088.245 đồng

Trong đó:

Máy móc thiết bị : 19.162.088.245 đồng

Xây dựng cơ bản : 7.050.000.000 đồng

Chi phí vận chuyển, lắp đặt : 1.000.000.000 đồng - Nguồn vốn đầu tư

- Vốn tự có : 20.000.000.000 đồng - Vốn vay BIDV Sơn Tây : 9.212.088.245 đồng

* Đánh giá tính khả thi về phương án nguồn vốn: Vốn tự có và huy động khác của Công ty tham gia vào dự án là 20.000.000.000 (chiếm 68% tổng mức đầu tư), số vốn này được các cổ đông sáng lập của Công ty đóng góp và huy động từ các nguồn khác của Công ty, đến thời điểm hiện tại vốn thực góp là 13.000.000.000, đồng. Số vốn còn thiếu khoảng 7.000.000.0000, đồng các cổ đông cam kết sẽ góp trong thời gian gần nhất, đảm bảo dự án đúng tiến độ.

* Về nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, Công ty dự kiến vay Ngân hàng và tài sản đảm bảo cho nguồn vốn vay này là tài sản của bên thứ ba đứng tên Chủ tịch HĐQT – Ông Đào Hồng Sơn.

7. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án:

Căn cứ hồ sơ dự án đơn vị cung cấp, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo thị trường và thực tế, Phòng QHKHDN tính toán hiệu quả của dự án như sau:

7.1. Cơ sở tính toán:

- Căn cứ vào Quyết định số: 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 V/v

Một phần của tài liệu Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)