Sơn Tây là một thị xã nằm ở phía Tây thuộc Thành phố Hà Nội, địa giới hành chính thị xã Sơn Tây: Đông giáp huyện Phúc Thọ; Tây giáp huyện Ba Vì; Nam giáp huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội; Bắc giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thị xã Hà Đông và thủ đô Hà Nội khoảng 41 km. Diện tích tự nhiên 11.346,85 ha, dân số gần 200.000 người. Đơn vị hành chính gồm 9 phường, 6 xã.
Sơn Tây là thị xã có tiềm năng về du lịch đa dạng phong phú với những lợi thế về địa hình và khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và truyền thống văn hoá lịch sử cách mạng lâu đời. Trên địa bàn thị xã có 15 điểm du lịch hấp dẫn du khách thập phương. Ngoài ra có Làng Văn Hoá các dân tộc Việt Nam, làng cổ Đường Lâm, di tích Đền Và, thành cổ Sơn Tây, khu công nghệ cao Láng Hoà Lạc, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đại học FPT, làng nghề Thạch Thất, của thị xã có khu công nghiệp Phú Thịnh, Thiên Mã, Thuần Nghệ ...Đường giao thông thuận tiện có đường cao tốc Láng Hoà Lạc kéo dài đi Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, có đường tránh 32, cầu Trung Hà đi lên Phú Thọ và các tỉnh Tây Bắc… rất thuận tiện cho phát triển kinh tế.
Tuy nhiên Sơn Tây vẫn là một thị xã còn nghèo, kinh tế phát triển còn chậm vì thế đã có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Sơn Tây nói riêng.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam là NHTM nhà nước được thành lập theo Quyết định số 117/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính
38
phủ và được Thống đốc NHNN ký Quyết định số 287-QĐ/NH5 ngày 21/9/1996 thành lập lại theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước quy định tại Quyết định số 90/TTg ngày 07/3/1994 theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển được thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng và góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong lĩnh vực đầu tư phát triển.
Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn Tây tiền thân là Chi điếm của ngân hàng kiến thiết tỉnh Hà Sơn Bình. Từ 1982 - 1992 sáp nhập về Hà Nội là Chi điếm 06 của ngân hàng đầu tư và xây dựng Hà Nội. Từ 1993 – 2006 là chi nhánh cấp 2 của NH Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Tây. Từ 01/10/2006 được nâng cấp lên chi nhánh cấp I, trực thuộc NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 2.1.1. Cơ cấu tổ chức
Hiện tại ban lãnh đạo của chi nhánh có 03 người, 01 người là Giám đốc, và 02 người là phó Giám đốc.
Qua 6 năm được nâng cấp lên chi nhánh cấp I, chi nhánh đã vận dụng tốt sự hỗ trợ của BIDV, cùng với khả năng nội lực của mình để thực hiện phát triển mạnh mẽ cả mạng lưới chi nhánh và các sản phẩm dịch vụ. Đến nay, mạng lưới hoạt động của chi nhánh BIDV chi nhánh Sơn Tây bao gồm hội sở, 3 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm, đó là: Phòng giao dịch Thạch Thất, phòng giao dịch Phúc Thọ, phòng giao dịch Nguyễn Thái Học, và 3 quỹ tiết kiệm là quỹ tiết kiêm Trung Sơn Trầm, quỹ tiết kiệm Ba Vì và quỹ tiết kiệm Thành Sơn. Hiện tại, chi nhánh có 81 cán bộ, trong đó có 01 cán bộ có trình độ thạc sĩ, 56 cán bộ có trình độ đại học, 08 cán bộ có trình độ cao đẳng và 16 cán bộ có trình độ trung cấp và dưới trung cấp.
39
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức BIDV chi nhánh Sơn Tây 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Sơn Tây
BIDV chi nhánh Sơn tây thành lập được gần 6 năm, hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn phải cạnh tranh gay gắt với các TCTD và Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn. Tính đến 31/12/2011, theo số liệu báo cáo tổng kết của BIDV Sơn Tây, tổng tài sản của ngân hàng đạt 1.535 tỷ đồng, tăng 250 tỷ đồng so với năm 2010; đến 30/06/2012 nguồn vốn huy động đạt 1.503 tỷ đồng, dư nợ đạt 1.621,6 tỷ đồng. Nếu so sánh các năm từ 2009 đến 30/06/2012 thì có thể thấy chi nhánh đạt mức tăng trưởng bình quân rất cao, nhưng sự tăng trưởng qua các năm là không đồng đều.
40
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn từ năm 2009 đến 30/06/2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 30/06/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Vốn huy động 704 1.069 1.192 1.503
Phân theo cơ cấu vốn 704 100% 1.069 100% 1.192 100% 1.503 100% - Nội tệ 615 87,35% 985 92,15% 1.113 93,37% 1.438 95,67% - Ngoại tệ 89 12,65% 84 7,85% 79 6,63% 65 4,33% Phân theo thời gian 704 100% 1.069 100% 1.192 100% 1.503 100% - Không kỳ hạn 215 30,54% 303 28,35% 122 10,23% 133 8,85% - Có kỳ hạn ≤ 12 tháng 432 61,36% 625 58,45% 1.025 85,99% 1.350 89,82% - Có kỳ hạn >12 tháng 57 8,10% 141 13,20% 45 3,78% 20 1,33% Phân theo TP kinh tế 704 100% 1.069 100% 1.192 100% 1.503 100% - TCTD 101 14,35% 189 17,68% 102 85,57% 285 18,96% - TCKT 143 20,30% 245 22,92% 215 18,03% 88 5,86% - Dân cư 460 65,35% 635 59,40% 875 73,40% 1.130 75,18%
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Sơn Tây năm 2009 – 2012)
* Nguồn vốn huy động
Nhìn vào công tác huy động vốn qua các năm ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh từ năm 2009 đến năm 2011 liên tục tăng trưởng. Nguồn vốn huy động từ năm 2009 đến năm 2011 lần lượt là 704 tỷ đồng, 1.069 tỷ đồng và 1.192 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn tuy không đồng đều giữa các năm nhưng đạt tỷ lệ cao, cụ thể năm 2010 tăng 51,8% so với năm 2009; năm 2011 tăng 11,5% so với năm 2010. Tính đến 30/06/2012,
41
nguồn huy động vốn có sự tăng mạnh so và đạt 1.503 tỷ đồng, tăng 26,09% so với năm 2011, tăng 113,5% so với năm 2009 và gấp 2,13 lần về số tuyệt đối.
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Sơn Tây năm 2009 – 2012)
Hình 2.2: Tổng vốn huy động BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn từ năm 2009 đến 30/06/2012
Về cơ cấu nguồn vốn thì do từ năm 2009 đến nay, do tình hình kinh tế xã hội khó khăn, cùng với lạm phát cao đã làm cho thanh khoản của một số ngân hàng gặp khó khăn, người dân có xu hướng gửi tiền tại ngân hàng với kỳ hạn ngắn, do đó chi nhánh cũng không thể tránh khỏi tình trạng chung, đó là nguồn vốn huy động không kỳ hạn và nguồn huy động có kỳ hạn ≤ 12 tháng chiếm tỷ trọng rất cao. Bên cạnh đó, trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn nội tệ và nguồn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu, nguồn huy động của các tổ chức kinh tế, các TCTD khác và các tổ chức kinh tế chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Điều này có thể lý giải là do các doanh nghiệp trên địa bàn hầu như chỉ có nhu cầu vay vốn, tiền nhàn rỗi ít, đặc biệt trong năm nay, sản xuất kinh doanh khó khăn, doanh thu thấp nên dư tiền gửi giảm nhiều, chi nhánh tận dụng được tiền gửi thanh toán và lượng tiền ký quỹ của các doanh
42
nghiệp, nhưng giá trị cũng rất hạn chế nên trong tổng nguồn huy động thì nguồn tiền gửi từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.
* Dư nợ cho vay
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của BIDV Sơn Tây giai đoạn từ năm 2009 đến 30/06/2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 30/6/2012
Tổng dư nợ 904 1.226 1.474 1.621,6
- Nội tệ 825 1.050 1.398 1.546
- Ngoại tệ 79 176 76 75,6
1. Phân theo thời gian 904 1.226 1.474 1.621,6
- Ngắn hạn 675 898 1.120 1.227 - Trung hạn 142 246 212 230 - Dài hạn 82 82 142 165 2. Phân theo TPKT 904 1.226 1.474 1.621,6 - DNNN 11,5 14,3 16,7 15,2 - DNNQD 632,8 796,9 1.062 1.151,3 - Hộ, cá thể 259,7 414,8 395,3 455,1 3. Nợ quá hạn 2,1% 2,6% 3,11% 12,7% - Nợ cần chú ý (nhóm 2) 1,39% 1,65% 1,5% 10% - Nợ xấu 0,71% 0,95% 1,61% 2,7%
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Sơn Tây năm 2009 – 2012)
Công tác tín dụng của BIDV Sơn Tây trong những năm vừa qua giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với trên 90% thu nhập được tạo ra từ hoạt động tín dụng đã góp phần tạo nên khả năng tài chính bền vững, giúp chi nhánh hoàn thành tốt nghĩa vụ ngân sách, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh việc sử dụng nguồn huy động để
43
cho vay thì chi nhánh còn sử dụng nguồn vốn điều hòa từ trung ương để đảm bảo có đủ nguồn vốn để cấp tín dụng cho khách hàng.
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Sơn Tây năm 2009 – 2012)
Hình 2.3: Dư nợ cho vay BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn từ năm 2009 đến 30/06/2012
Qua bảng trên ta cũng có thể thấy, tổng dư nợ tín dụng tăng nhanh và đều qua các năm. Cụ thể, dư nợ tín dụng năm 2010 đạt 1.226 tỷ đồng, tăng 35,62% so với năm 2009. Năm 2011, hoạt động tín dụng đạt 1.474 tỷ đồng, tăng 20,23% so với năm 2010. Bằng việc thiết lập quan hệ kinh doanh toàn diện và chọn lọc với các tổng công ty lớn như tổng công ty XNK xây dựng Việt Nam (Vinaconex), công ty cổ phần xi măng Sài Sơn, Công ty cổ phần xây dựng Thành Sơn, công ty xi măng Cẩm Phả, Công ty cổ phần Tập đoàn Ba Sao – Hòa Bình…Chi nhánh đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các ngành kinh tế giàu tiềm năng như xây dựng, giao thông, sản xuất xi măng, bia rượu… Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các mặt quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả, an toàn, bền vững. Chất lượng tín dụng qua các năm có giảm xuống, nợ quá hạn tăng nhẹ từ 2009 đến 2011 do kinh tế khó khăn, lạm phát cao khiến cho mặt bằng lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận vốn cũng như chi phí trả
44
lãi tăng cao đã làm cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Mặc dù chi nhánh đã làm rất tốt công tác thẩm định trước khi cho vay nhưng vẫn không thể tránh khỏi.
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Sơn Tây năm 2009 – 2012)
Hình 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn từ năm 2009 đến 30/06/2012.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ lãi và gốc do đó, nhiều khoản nợ tại chi nhánh đã rơi vào nợ quá hạn, đạt 10% và nợ xấu đạt 2,7% và đây là một thách thức rất lớn cho chi nhánh trong thời gian tới, là làm thế nào để giảm nợ quá hạn xuống mức mà trung ương giao là 1,5% và nợ xấu là 1,3%.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sơn Tây giai đoạn từ năm 2009 đến 30/06/2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 30/06/2012
Tổng vốn huy động 704 1.069 1.192 1.503
Tổng dư nợ 904 1.226 1.474 1.621,6
45
Tổng thu 196,4 301,6 453,1 360
Tổng chi 154,3 246,6 387,1 287
Quỹ thu nhập 42,1 55 66 73
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Sơn Tây năm 2009 – 2012)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng thu và tổng chi của ngân hàng trong giai đoạn 2009 – 2011 có sự tăng nhanh, đồng thời quỹ thu nhập của ngân hàng cũng có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm, qua đó góp phần giúp cho thu nhập của cán bộ ngân hàng qua các năm được ổn định và cải thiện đáng kể.
2.1.3. Tình hình cho vay các dự án đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây Hiện nay, mức dự nợ tín dụng tại các dự án đầu tư được vay vốn tại chi nhánh BIDV Sơn Tây chiếm khoảng hơn 20% tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ trọng cho vay đối với dự án đầu tư trong tổng dư nợ của chi nhánh ổn định trong giai đoạn 2009 – 2012. Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay theo dự án đầu tư giai đoạn này được thể hiện như sau:
Bảng 2.4: Tình hình cho vay các dự án đầu tư tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2009 đến 30/6/2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 30/6/2012
1. Tổng số DN vay vốn 47 55 68 72
2. Số DAĐT 11 13 16 18
3. Tổng dư nợ 904 1.226 1.474 1.621,6
4. Dư nợ cho vay DAĐT 180,8 281,98 331,65 369,72 5. Tỷ trọng dư nợ của DAĐT/Tổng dư nợ 20% 23% 22,5% 22,8% 6. Nợ quá hạn cho vay theo dự án đầu tư 0,82% 1,08% 4,1% 15,3%
7. Nợ xấu 0,63% 0,92% 2,56% 4,21%
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Sơn Tây năm 2009 – 2012)
46
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy nguồn tín dụng đầu tư cho các dự án của BIDV chi nhánh Sơn Tây những năm qua đã tăng lên đáng kể. Qua các năm từ 2009 đến năm 2012 có thể thấy số dự án đầu tư được cấp tín dụng tại ngân hàng tăng lên từ con số 11 dự án vào năm 2009 tương ứng với mức dư nợ cho vay theo dự án đầu tư là 180,8 tỷ đồng lên 18 dự án vào năm 2012 tương ứng với dư nợ cho vay theo dự án là 369,72 tỷ đồng. Như vậy so với năm 2009, ta có thể thấy nguồn tín dụng cho vay theo dự án đầu tư của ngân hàng đã tăng lên khoảng 2,04 lần và tăng lên 104,5% về số tương đối.
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Sơn Tây năm 2009 – 2012)
Hình 2.5: Tổng dư nợ và dư nợ cho vay theo dự án đầu tư tại BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn từ năm 2009 đến 30/06/2012
* Về tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của cho vay theo dự án đầu tư Về tỷ lệ nợ xấu cho vay theo dự án đầu tư qua 3 năm từ năm 2009 đến 30/06/2012 có thể thấy, dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng rất nhiều từ 180,8 tỷ lên 369,72 tỷ đồng, tăng 188,92 tỷ đồng (gấp 2,04 lần). Trong thời gian qua chất lượng tín dụng của chi nhánh rất an toàn (nợ xấu dưới 1% kể từ trước tháng 6/2011), chưa từng xử lý nợ. Kể từ quý IV/2011, theo đà suy thoái của kinh tế thế giới và trong nước, tình hình kinh tế trên địa bàn thị xã Sơn tây và các huyện trên địa bàn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Sản xuất kinh
47
doanh của khách hàng bị ngừng trệ, đình đốn hàng loạt (hàng hóa tồn kho, nợ khó đòi gia tăng, kinh doanh lỗ, ngừng hoạt động, phá sản…) dẫn đến không trả được nợ lãi, nợ gốc cho ngân hàng, chất lượng tín dụng của chi nhánh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không thể duy trì được dư nợ xấu < 2%. Vì lý do đó, nợ xấu cho vay theo dự án đầu tư của chi nhánh đã tăng từ 0,63% trong năm 2009 tăng lên 2,56% trong năm 2011 và tăng mạnh lên 4,21% chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012.
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV chi nhánh Sơn Tây năm 2009 – 2012)
Hình 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho vay theo dự án tại BIDV chi nhánh Sơn Tây giai đoạn từ năm 2009 đến 30/06/2012
* Về cơ cấu cho vay theo dự án đầu tư theo ngành nghề tại BIDV chi nhánh Sơn Tây
Bảng 2.5: Cơ cấu cho vay dự án đầu tư theo ngành nghề tại BIDV Sơn Tây giai đoạn từ năm 2009 đến 30/06/2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng Stt Lĩnh vực đầu tư 2009 2010 2011 30/06/2012