Phân tích mối quan hệ cha con

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống (Trang 42)

Dƣới đây là hình ảnh cho kết quả phân tích mối quan hệ cha con cho hai ngƣời. Bảng 3.1 thể hiện cho xác xuất của mối quan hệ cha con. Trong đó cột STR Locus là danh sách các locus đã xét nghiệm đƣợc. Cột Allele Sizes thể hiện các alen tại các locus tƣơng ứng của 2 ngƣời. Giả sử Allele Sizes thứ nhất thể hiện hồ sơ DNA của ngƣời X, và cột Allele Sizes thứ 2 thể hiện hồ sơ DNA của ngƣời Y. Chẳng hạn, tại locus D3S1358, hai ngƣời X, Y có cặp alen tƣơng ứng là (16, 18) và (16, 16). Cột PI chính là chỉ số mối quan hệ cha con (hay tỉ lệ khả năng) của X, Y tƣơng ứng với từng locus.

Từ bảng 3.1, chúng ta có thể nhìn thấy tại một số locus, PI lại có giá trị rất cao, ví dụ tại locus D5S818, D7S820, CSF1PO. Hai locus D5S818, D7S820, X và Y đều

có chung 2 alen, nên xác suất X, Y có cùng một alen huyết thống là tƣơng đối cao. Mặt khác, PI tại locus của D7S820 lại cao hơn khá nhiều so với locus D5S818, vì tần số xuất hiện 2 len (7, 12) của locus D7S820 là thấp. Cụ thể tại locus D5S818, tần số 2 alen là: p7 = 0.01, và p12=0.183, còn tại locus D5S818, thì tần số 2 alen 7, 10 là: p7=0.045 và p10 =0.208. Mặt khác tại locus CSF1PO, X và Y chỉ chung nhau 1alen là alen 9, tuy nhiên tần số xuất hiện alen 9 tại locus này cũng rất thấp p9 = 0.026.

Bảng 3.1: Xác suất của mối quan hệ cha con

Tại một số locus có chỉ số PI < 1, mặc dù tại các locus này, X và Y đều có chung một alen, tuy nhiên, tần số xuất hiện alen chung đó lại khá cao. Ví dụ tại locus TH01, X và Y có chung alen 7, kết quả PI tại locus này là 0.7396, tần số alen xuất hiện alen 7 khá cao, và là p7 =0.338.

Nhƣ vậy kết quả chỉ số mối quan hệ cha con phụ thuộc vào các yếu tố: + Hồ sơ DNA của X, Y (chính là các alen tƣơng ứng với các locus)

+ Tần số xuất hiện một alen. Nếu X, và Y có chung alen có tần số xuất hiện thấp, thì chỉ số PI sẽ tăng, và ngƣợc lại nếu X, Y có chung alen có tần số xuất hiện cao, thì chỉ số PI sẽ giảm.

Kết quả xác suất cuối cùng cho thử nghiệm mối quan hệ cha con của X, Y là 99.9999%. Đây là một xác suất rất cao. Nó là một bằng chứng mạnh để có thể khẳng định X, Y có mối quan hệ cha con.

Tuy nhiên, vẫn cùng kiểu gen của X, Y, chúng tôi đã thử nghiệm cho các mối quan hệ khác mối quan hệ cha con, các kết quả đƣợc thể hiện ở các bảng 3.2, 3.3, 3.4.

Bảng 3.2: Xác suất của mối quan hệ anh em cùng cả cha mẹ

Bảng 3.2 cho chúng ta thấy xác suất để X, Y có mối quan hệ là anh em cùng cả cha mẹ là 99.9998%. Bảng 3.3, xác suất để X, Y có mối quan hệ là anh em cùng cha hoặc cùng mẹ là 99.9952%. Bảng 3.4, xác suất để X, Y có mối quan hệ anh em họ thứ nhất (tức là anh em con chú con bác) là 99.8679%.

Bảng 3.3: Xác suất của mối quan hệ anh em cùng cha hoặc mẹ

Nhận xét: Khi X, Y có mối quan hệ huyết thống nào đó, thì tất cả các xác suất đƣợc tính cho các mối quan hệ khác cũng rất cao. Tuy nhiên, xác suất cao nhất sẽ thể hiện chính xác nhất mối quan hệ huyết thống của X, và Y. Ở đây, X và Y có xác suất là mối

quan hệ cha con là 99.9999% là cao nhất. Đây là một bằng chứng mạnh để khẳng định X và Y có mối quan hệ cha con.

Bảng 3.4: Xác suất của mối quan hệ anh em họ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống (Trang 42)