Phƣơng pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu ZnO có cấu trúc nano nhằm ứng dụng trong pin mặt trời lai hóa (Trang 44)

3.2.1. Phƣơng pháp điện hóa

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tạo các thanh nano ZnO.

Một số thiết bị đƣợc sử dụng

Một số thiết bị đƣợc sử dụng trong quá trình thực nghiệm: Hệ điện hóa Gamry Intrusment Series G 300™, cân điện tử Sartorius TE 214S, máy đánh siêu âm, máy đo

độ pH cầm tay, hệ nhúng, máy khuấy từ, máy sấy, lò nung; các loại pipet, becher, ống nhỏ giọt, ống đong với các thể tích khác nhau; cá từ, cuver, bóp cao su…

Các hóa chất đƣợc sử dụng

Bảng 3.1. Danh mục các hóa chất cần dùng Nội dung

thí

nghiệm Tên hóa chất

Công thức hóa

học Tác dụng

Tạo thanh nano ZnO

Zinc nitrate hexahydrat (Trung Quốc)

Zn(NO3)2. 6H2O

Pha dung dịch để tạo các thanh nano

Hexamethylene tetramine

(HMTA) (Trung Quốc) C6H12N4

Pha dung dịch để tạo các thanh nano

Nƣớc cất 2 lần Pha dung dịch, rửa dụng cụ..

Axit clohydric HCl,

acetol, ethanol Xử lý mẫu, rửa dụng cụ..

Pha hóa chất

Để các thí nghiệm đƣợc tiến hành một cách đồng loạt và tiết kiệm thời gian, chúng tôi pha sẵn 2 dung dịch chính Zinc nitrate và Hexamethylene tetramine với nồng độ 0,05M, trong 200ml và dùng dần trong các thí nghiệm.

Nồng độ các dung dịch Zinc nitrate và Hexamethylene tetramineđƣợc tính toán pha sẵn với nồng độ 0,05M, trong 200ml dung dịch theo công thức:

Từ công thức tính số mol: M m n và V n CM   mMCMV

Tiến hành cân Zn(NO3) với khối lƣợng: m = 0,05x*297.49*0,2 = 2,9749g và C6H12N4 với khối lƣợng: m = 0,05*140.19*0,2 = 1,4019g

(Với M: khối lƣợng mol chất tan, n: số mol chất tan, m: khối lƣợng chất tan cần cân) Khi tiến hành điện hóa, tùy vào từng thí nghiệm, Zinc nitrate và Hexamethylene tetramine sẽ đƣợc tính toán pha loãng trong 100ml dung dịch với nồng độ theo yêu cầu.

Chuẩn bị đế

Đế ITO (có điện trở thấp hơn 10 Ω/cm2

và độ truyền qua cao trên 80% trong vùng ánh sáng khả kiến) đƣợc ngâm acetone trong khoảng 15 phút, dùng bông gòn thấm acetone lau thật sạch, rồi tiến hành đánh siêu âm trong dung dịch Acetone, ethanol và nƣớc cất 2 lần trong khoảng 5 phút/mỗi dung dịch.

Tiến hành quá trình điện phân

 Trộn 2 dung dịch Zinc nitrate và Hexamethylene tetramine với nƣớc để đƣợc 100ml dung dịch với nồng đồ cần khảo sát. Cho hỗn hợp dung dịch vào bình điện phân, và nâng nhiệt lên nhiệt độ 85oC.

Sở dĩ chúng tôi lựa cho nhiệt độ 85oC, vì theo Hyunghoon Kim [10] và các cộng sự, sự hình thành thanh nano ZnO bằng phƣơng pháp điện hóa có sự ảnh hƣởng của nhiệt độ. Cụ thể, ở nhiệt độ dƣới 50oC, việc hình thành ZnO trên đế theo hƣớng tạo thành màng mỏng vô định hình. Ngƣợc lại, ở nhiệt độ cao trên 50oC, cho phép hình thành các mầm ZnO, và từ đó cấu trúc tinh thể ZnO đƣợc hình thành. Nhóm đã khảo sát ở nhiệt độ khoảng 80oC và cho kết quả các thanh nano ZnO phát triển và định hƣớng khá tốt. Chính vì thế mà trong các thí nghiệm của mình, chúng tôi lựa chọn khoảng nhiệt độ khảo sát là 85oC và không thay đổi trong suốt quá trình thực nghiệm.

Hình 3.1. Sơ đồ biểu thị ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình hình thành thanh nano

 Phần đế ITO và điện cực Pt đƣợc giữ bởi kẹp cá sấu, đƣợc nhúng đối diện nhau vào dung dịch điện phân (sao cho phần đầu kẹp các sấu không tiếp xúc với dung dịch điện phân). Khoảng cách giữa 2 điện cực đƣợc giữ cố định khoảng 5 cm [20]

và phần ngập xuống của ITO khoảng 1cm2. Đế ITO đƣợc nối với cực âm của hệ điện hóa, và Pt đóng vai trò là cực dƣơng của hệ.

 Chờ đến nhiệt độ đạt mức 85oC, cho dòng điện đi qua hệ. Các thông số cƣờng độ dòng điện và thời gian điện hóa đƣợc cài đặt thông qua hệ điện hóa nhƣ đã trình bày ở trên.

 Mẫu sau khi đƣợc tạo đƣợc rửa với nƣớc cất 2 lần bằng phƣơng pháp dòng xoáy nƣớc trong khoảng 3 phút, để rửa sạch các muối còn bám lại trên mẫu. Sau đó, mẫu đƣợc mang sấy ở nhiệt độ 1300C trong 30 phút để bay hơi nƣớc.

Các phản ứng xảy ra trong quá trình [28]

Trong dung dịch điện phân, Zinc nitrathexehydrat đóng vai trò là nguồn , và HMTA đóng vai trò tạo nguồn OH-.

 Zinc nitrat hexehydrat là muối có tính điện ly mạnh, khi hòa tan trong nƣớc sẽ xảy ra phản ứng phân ly:

(3.1)

Ở giai đoạn này chúng tôi khảo sát thấy nồng độ pH của dung dịch = 6. Điều này có thể đƣợc lý giải là do đƣợc giải phóng trong dung dịch làm dung dịch có tính axit yếu. Cùng với sự gia tăng nhiệt độ, C6H12O6 sẽ bị phân hủy theo các phản ứng xảy ra [21]:

C6H12O6 + 6H2O 6CH2O + 4NH3 (3.2) NH3 + H2O NH4+ + OH- (3.3) Zn2+ + 2OH- Zn(OH)2 (↓ màu trắng đục) (3.4)

Khi nhiệt độ ~ 85oC, sẽ xảy ra phản ứng nhiệt phân Zn(OH)2 tạo ZnO.

Zn(OH)2 ZnO + H2O (3.5)

 Cho dòng điện chạy qua hệ:

Một quá trình song song xảy ra, cũng tạo ra OH-[23]:

NO3- + H2O + e- NO2- + 2OH- (3.6)

Do phần đế ITO đóng vai trò là điện cực âm (cathode), nên các ion Zn2+ đi về cực này tạo thành một lớp Zn2+

trên bề mặt, và kết hợp với ion OH- tạo thành một lớp tiếp sau lớp Zn2+. Rồi cứ thế các lớp xen kẽ nhau. Kết quả thanh nano đƣợc tạo thành trên đế.

Trong và sau quá trình điện hóa, độ pH của dung dịch giảm (khoảng 5,7 và 5,5). Điều này có thể đƣợc giải thích là do 2 nguyên nhân cơ bản:

 Trong quá trình điện hóa, nồng độ OH- giảm do các phản ứng tạo Zn(OH)2.

 Theo lý thuyết điện hóa: anion đi về anode là anion có chứa O (tức NO3-) nên chất bị oxy hóa trong phản ứng là H2O của dung dịch, tạo O2 thoát ra, đồng thời phóng thích ion H+ ra dung dịch (ion H+ kết hợp với anion tạo thành axit tƣơng ứng). Đây cũng là giai đoạn cuối ở anode (khi nƣớc bị oxy hóa hết, đến các chất khử khác bị oxi hóa, lúc này không còn là dung dịch nữa, nên sự điện phân dừng.)

Việc sinh ra HNO3 trong dung dịch có thể là lý do khá hợp lý giải thích cho việc độ pH của dung dịch giảm sau quá trình điện hóa này.

H2O – 2e- → ½ O2 + 2H+ (H+ + NO3- → HNO3) (3.7)

Còn về cơ bản, độ pH thích hợp cho việc phát triển cấu trúc thanh/ sợi là từ 5 – 12, và nhiệt độ từ 50o

C - 200oC là phù hợp.[23][11]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu ZnO có cấu trúc nano nhằm ứng dụng trong pin mặt trời lai hóa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)