Phổ UV – Vis là loại phổ electron, ứng với mỗi elctron chuyển mức năng lƣợng ta thu đƣợc một vân phổ rộng. Phƣơng pháp đo phổ UV – Vis (phƣơng pháp trắc quang) là một phƣơng pháp định lƣợng xác định nồng độ của các chất thông qua độ hấp thu của dung dịch.
Hình 2.8. Máy đo phổ hấp thu UV-Vis
Cho chùm ánh sáng có độ dài sóng xác định có thể thấy đƣợc (Vis) hay không thấy đƣợc (UV - IR) đi qua vật thể hấp thu (thƣờng ở dạng dung dịch). Dựa vào lƣợng ánh sáng đã bị hấp thu bởi dung dịch mà suy ra nồng độ (hàm lƣợng) của dung dịch đó.
Hình 2.9. Cường độ tia sáng trong phương pháp đo UV-VIS
I0 = IA + Ir + I (2.24)
Trong đó:
Io : Cƣờng độ ban đầu của nguồn sáng.
I : Cƣờng độ ánh sáng sau khi đi qua dung dịch. IA: Cƣờng độ ánh sáng bị hấp thu bởi dung dịch.
Ir : Cƣờng độ ánh sáng phản xạ bởi thành cuvet và dung dịch, giá trị này đƣợc loại bỏ bằng cách lặp lại 2 lần đo.
C : Nồng độ mol chất ban đầu.
l : Chiều dày lớp dung dịch mà ánh sáng đi qua.
Io I
C
PHẦN B: THỰC NGHIỆM
CHƢƠNG 3: QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM
Nhƣ đã đƣợc nói đến, ZnO có cấu trúc thanh nano đƣợc ứng dụng trong hệ pin Mặt trời lai hóa đóng vai trò là kênh truyền dẫn điện tử ra lớp điện cực. Vì thế, các thông số về: chiều dài, đƣờng kính, độ định hƣớng, khoảng cách, cấu trúc tinh thể…của các thanh nano ZnO phải đƣợc điều khiển đạt các thông số thích hợp để có thể đáp ứng yêu cầu trên. Quãng đƣờng điện tử đi vào khoảng ≤ 10nm, vì vậy khoảng cách giữa các thanh nano phải vào khoảng 10nm - 20nm. Với bề dày của lớp quang hoạt vào khoảng 200nm thì ánh sáng mặt trời sẽ bị hấp thụ hết, vì vậy thanh nano có chiều dài khoảng 100nm – 200nm là lý tƣởng. Với chiều dài và khoảng cách giữa các thanh nano nhƣ trên thì đƣờng kính của thanh nano vào khoảng 30nm - 70nm.