Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 78)

Việc áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị RRTD của Agribank trong thời gian qua về cơ bản đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần đảm bảo hoạt động tín dụng tăng trƣởng ổn định và bền vững. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc Agribank cũng còn một số vấn đề tồn tại nếu không đƣợc khắc phục sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản trị RRTD trong lâu dài đó là:

Thứ nhất, về mô hình quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng tuy đã có đổi mới nhưng còn nhiều bất cập.

Quản trị rủi ro cần phải đƣợc thực hiện tại tất cả các cấp trong hệ thống dù Ngân hàng có thiết kế cơ cấu tổ chức hay áp dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro nào. Việc sử dụng một cách hiệu quả các ủy ban/hội đồng là một công cụ quan trọng đóng vai trò là cầu nối giữa các cấp khác nhau trong Ngân hàng. Theo thông lệ, một mô hình ba tầng bảo vệ giữ vai trò chủ chốt trong khung quản trị rủi ro. Tại Agribank cũng đã thành lập Ủy ban quản lý rủi ro để hỗ trợ cho Hội đồng thành viên thực hiện chức năng giám sát, quản trị hoạt động rủi ro trong hệ thống Agribank tuy nhiên uỷ ban này vẫn còn nhiều hạn chế trong vận hành do Ủy ban

73

này mới thành lập nên tổ chức nhân sự chƣa đầy đủ, cán bộ trong ủy ban chƣa có kinh nghiệm về quản trị rủi ro,… nên chƣa thực hiện tốt vai trò tham mƣu cho Hội đồng thành viên trong quá trình giám sát và quản trị rủi ro hệ thống. Ủy ban QLRR chƣa tổ chức các cuộc họp định kỳ và hiện chƣa bao quát các rủi ro khác ngoài rủi ro tín dụng. Ngân hàng cũng có “Ban chỉ đạo xử lý nợ xấu”, nhằm thực hiện rà soát các khoản nợ xấu đƣợc phân loại vào Nợ nhóm 3, 4 và 5, và “Hội đồng xử lý rủi ro”, đƣợc thành lập để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5, mà không có khả năng thu hồi, tuy nhiên các hội đồng này cũng chƣa họp định kỳ mà mới chỉ họp khi có yêu cầu.

Ủy ban quản lý tài sản nợ, tài sản có (ALCO) trong hệ thống Agribank mới chỉ dừng lại ở việc có chủ trƣơng thành lập nên việc xác định, đo lƣờng rủi ro và cảnh báo kịp thời cho Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hiện chƣa có bộ phận nào chịu trách nhiệm.

Việc giám sát rủi ro của HĐTV và Ban Điều hành chƣa thực sự hiệu quả do chƣa có cơ chế trao đổi thông tin nội bộ và cơ chế chia sẻ thông tin giữa bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ phân kiểm soát nội bộ với Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro và các bộ phận khác nhƣ: Ban Pháp chế, Ban Kế toán Ngân quỹ .v.v.

Tại tầng bảo vệ thứ ba, vai trò và trách nhiệm của bộ phận Kiểm toán nội bộ chƣa đƣợc xác định rõ ràng và quy định bằng văn bản về việc thực hiện rà soát độc lập tính hiệu quả của khung quản trị rủi ro.

Tại tầng bảo vệ thứ hai, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro chƣa bao gồm các đơn vị chuyên biệt đối với Rủi ro Hoạt động, Rủi ro Thanh khoản, Rủi ro Thị trƣờng.

Tại một số chi nhánh còn thiếu sự phân tách trách nhiệm giữa chức năng quản lý rủi ro và chức năng kinh doanh, ví dụ nhiều cán bộ phân tích tín dụng cũng đồng thời đảm nhiệm vai trò là cán bộ quan hệ khách hàng.

74

Tại tầng bảo vệ thứ nhất, Ngân hàng chƣa ban hành văn bản chính thức quy định vai trò và trách nhiệm liên quan tới quản trị rủi ro của các bộ phận kinh doanh thuộc tầng bảo vệ thứ nhất.

Thứ hai, chưa xây dựng được chính sách tín dụng mang tính dài hạn.

Agribank mới chỉ xây dựng đƣợc chính sách tín dụng hàng năm nằm trong Kế hoạch kinh doanh đƣợc Hội đồng thành viên phê duyệt, tuy nhiên hiện nay chƣa có một đơn vị cụ thể nghiên cứu xây dựng và điều chỉnh các định hƣớng lớn dài hạn trong chính sách tín dụng, cũng nhƣ chƣa có đủ các công cụ hay phƣơng pháp luận để phân tích, đánh giá toàn bộ hoạt động tín dụng cũng nhƣ sự phát triển của các ngành nghề, lĩnh vực nói riêng, của nền kinh tế nói chung dẫn đến một số chỉ tiêu đƣa ra trong chính sách tín dụng còn chƣa phù hợp. Ngân hàng cũng chƣa xây dựng cũng nhƣ văn bản hóa tuyên bố khẩu vị rủi ro làm cơ sở cho việc xây dựng các ngƣỡng chấp nhận rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chƣa đề cập hết các đối tƣợng, các trƣờng hợp đặc thù về khách hàng, khoản vay, môi trƣờng luật pháp, môi trƣờng kinh tế trong chính sách tín dụng.

Thứ ba, chất lượng tín dụng của Agribank ngày càng xấu thể hiện ở chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao, nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng lớn và gia tăng qua các năm.

Tổng dƣ nợ tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng dƣ nợ lớn hơn tốc độ tăng nguồn vốn, đây cũng là một vấn đề bức thiết đặt ra đối với nhà quản lý vì điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình thanh khoản trong toàn hệ thống Agribank. Do vậy, Ban lãnh đạo Agribank cũng đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh huy động vốn, giảm tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ để có thể cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn ở mức hợp lý, tránh tình trạng tình hình thanh khoản giảm sút nhƣ thời điểm cuối năm 2009.

75

Bảng 2.15: Cơ cấu theo nhóm nợ và nợ xấu

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1 Tổng dƣ nợ 284.679 100% 354.884 100% 415.239 100%

1.1 Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) 245.194 86,13% 303.603 85,55% 356.685 85,90%

1.2 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 31.846 11,19% 42.013 11,84% 43.135 10,39%

1.3 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) 2.905 1,02% 3.118 0,88% 2.951 0,71%

1.4 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 2.434 0,85% 2.432 0,69% 3.165 0,76%

1.5 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 2.300 0,81% 3.718 1,05% 9.303 2,24%

2 Nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) 7.639 2,68% 9.268 2,61% 15.419 3,71%

(Nguồn: BCTC đã được kiểm toán năm 2011, 2012 và Báo cáo tổng kết 2013)

Nợ nhóm 2 vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 10% tổng dƣ nợ do vậy các chi nhánh cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ khoản nợ này. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong 3 năm gần đây đang có xu hƣớng tăng cao: năm 2011 tăng 6.151 tỷ đồng (tăng 42,18% so với năm 2012) và đến năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu của Agribank là 5,7% . Mặc dù Agribank vẫn thƣờng xuyên sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý một lƣợng lớn nợ xấu ra ngoại bảng nhƣng trên thực tế, nếu phân tích lại thực trạng nợ xấu hiện nay thì có một số khoản có dấu hiệu rủi ro cao nhƣ dƣ nợ cho vay 02 Công ty cho thuê tài chính Agribank, dƣ nợ cho vay đối với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin),.. nhƣng chƣa đƣợc đánh giá, phân loại cụ thể, nếu đƣợc phân loại cụ thể thì tỷ lệ nợ xấu của Agribank còn cao hơn nữa.

Đến thời điểm 31/12/2013, toàn hệ thống có 23/158 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 5%, trong đó có 12 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 10%, tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội và Hồ Chí Minh - là những khu vực có sự tăng trƣởng tín dụng nóng.

Việc phân loại nợ hiện nay của Agribank đƣợc thực hiện theo quy định tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN và các quyết định sửa.

- Thứ tư, chính sách xếp hạng tín dụng nội bộ mới đi vào vận hành từ cuối tháng 10/2011 nhưng hiện vẫn còn điểm chưa phù hợp với thực tiễn.

76

- Nguồn thông tin đầu vào còn nhiều hạn chế, phụ thuộc vào sự trung thực của khách hàng cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính và các tài liệu khác. Một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính, tình trạng một doanh nghiệp tồn tại song song nhiều hệ thống báo cáo là phổ biến. Các doanh nghiệp thƣờng có xu hƣớng làm đẹp báo cáo tài chính khi cung cấp cho ngân hàng nên các báo cáo không phản ánh đúng thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Bộ chỉ tiêu đánh giá hiện đƣợc áp dụng chung cho mọi đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng là chƣa phù hợp. Bởi vì giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ có sự khác biệt rất lớn về lịch sử hoạt động, quy mô vốn, tài sản, doanh thu, lao động… Do vậy một bộ chỉ tiêu chung áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp sẽ phản ánh không chính xác thực trạng doanh nghiệp. Thực tế đã cho thấy bộ chỉ tiêu này chƣa phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, chƣa đƣợc phản ánh đúng bản chất của các doanh nghiệp nhỏ.

- Ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại chƣa bao quát hết các ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà Agribank đang quan hệ tín dụng. - Ngân hàng chƣa có mức chuẩn chung về tình hình tài chính, tốc độ tƣng trƣởng, khả năng sinh lời,… riêng cho từng ngành nên việc áp dụng cùng một chỉ tiêu chung cho các ngành khác nhau cũng dẫn đến việc chấm điểm có thể chƣa phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp.

- Các khách hàng không đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhƣ các doanh nghiệp mới thành lập báo cáo tài chính chƣa đủ 2 năm đƣợc phân loại theo tuổi nợ gây bị động cho ngân hàng trong việc xác định mức độ rủi ro.

- Cán bộ tín dụng là ngƣời trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý khách hàng vay, đồng thời thu thập thông tin và thực hiện chấm điểm trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Sau đó, kết quả chấm điểm đƣợc rà soát và phê duyệt bởi Trƣởng phòng Tín dụng. Việc phân công công việc nhƣ trên có thể dẫn đến tình trạng cán

77

bộ tín dụng chỉ thu thập các thông tin có lợi và sử dụng các thông tin này để nâng cao xếp hạng của các khách hàng khi xem xét cấp tín dụng.

Đối với các khách hàng/nhóm khách hàng có quan hệ tín dụng tại nhiều chi nhánh, Ngân hàng đã ban hành Công văn số 3070/NHNo-TDDN về việc đánh giá, đề xuất biện pháp quản lý đối với các khoản vay liên chi nhánh. Tuy nhiên, việc áp dụng các hƣớng dẫn tại Công văn này còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong cơ chế phối hợp giữa các chi nhánh khi cấp tín dụng1 cho cùng một khách hàng. Điều này dẫn đến tình trạng một khách hàng có thể đƣợc cấp các giới hạn tín dụng khác nhau tại mỗi chi nhánh phụ thuộc vào việc đánh giá của chi nhánh đó.

Thứ năm, hệ số đảm bảo an toàn vốn (hệ số CAR) trong 3 năm gần đây đều không đạt theo quy định của NHNN.

Theo quy định tại Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% có hiệu lực từ 01/10/2010 (trƣớc đây là Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%). Tỷ lệ này là phần trăm Vốn chủ sở hữu trên Tổng Tài sản Có chịu rủi ro tín dụng. Tại Agribank, Ban Thống kê và Dự báo Kinh tế thực hiện tính toán Tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc (Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20 tháng 5 năm 2012). Hiện nay, Ngân hàng không áp dụng tỷ lệ an toàn vốn CAR theo Basel II. Hệ số an toàn vốn tối thiểu của Agribank từ năm 2010 đến năm 2012 lần lƣợt là 6,42%; 7,9%; 8%. Nguyên nhân năm 2010 hệ số CAR giảm (trong khi đó vốn điều lệ tăng) là do Tài sản “Có” rủi ro tăng cao vì theo thông tƣ 13/2010/TT-NHNN thì hệ số rủi ro của nhiều khoản mục điều chỉnh tăng lên. Mặt khác, khoản mục có hệ số rủi ro cao trong hệ thống Agribank cũng tăng.

Thứ sáu, bộ phận xét duyệt và thẩm định cho vay chưa tách biệt.

1 Ngân hàng cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay đồng tài trợ, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi và các phương thức cho vay khác như cho vay lưu vụ.

78

Trƣớc đây Agribank đã từng có phòng thẩm định tín dụng tách biệt phòng tín dụng, nhƣng từ năm 2008 trở lại đây thì phòng thẩm định đƣợc gộp vào phòng tín dụng gọi chung là phòng kế hoạch kinh doanh. Hiện tại trong quy trình cho vay của Agribank thì mỗi CBTD đóng hai vai: một là xét duyệt cho vay, hai là thẩm định cho vay nên nhiều khi quyết định cho vay chƣa chính xác, phụ thuộc vào năng lực, ý chí chủ quan của CBTD.

Thứ bảy, quản trị giới hạn và thẩm quyền phán quyết đối với chi nhánh chưa thực sự tốt.

Các giới hạn tín dụng và thẩm quyền phán quyết giao cho chi nhánh chƣa phù hợp với đặc điểm của chi nhánh, thƣờng xuyên phải điều chỉnh theo hƣớng “chạy theo chi nhánh”, nguyên nhân là do:

- Chƣa có chế tài hữu hiệu phục vụ cho việc quản trị giới hạn đối với các chi nhánh trong hệ thống. Hiện tại, Agribank mới sử dụng hình thức xếp loại chi nhánh thông qua một số chỉ tiêu giới hạn và cơ cấu dƣ nợ không nhiều nên nhiều khi chƣa phản ánh đúng thực trạng của chi nhánh và thực chất cũng chƣa ảnh hƣởng đến quyền lợi của các chi nhánh.

- Quy định về thẩm quyền phán quyết của chi nhánh đã phụ thuộc vào quy mô, xếp hạng chi nhánh, phân loại khách hàng (A, B, C), loại hình cho vay (vay thông thƣờng và vay dự án) nhƣng chỉ mới đề cập đến giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, chƣa đề cấp đến giới hạn tín dụng theo ngành, đặc biệt với những ngành đặc thù và có độ nhạy cảm cao với rủi ro; chƣa đề cập đến giới hạn tín dụng theo đối tƣợng khách hàng, nhóm khách hàng, cho vay khách hàng có quan hệ vay vốn với nhiều chi nhánh; chƣa quy định điều kiện của chi nhánh đƣợc xem xét nâng quyền phán quyết, thẩm quyền phán quyết chƣa phù hợp…

Thứ tám, chưa đưa ra được hạn mức tín dụng đối với nhóm khách hàng và quản lý nhóm khách hàng liên quan. Agribank chưa ban hành các chính sách, quy trình và thủ tục cụ thể liên quan đến hoạt động quản lý danh mục tín dụng

79

Nhƣ chúng ta đã biết, một trong những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng là việc đa dạng hóa danh mục đầu tƣ. Do vậy nếu ngân hàng không kiểm soát đƣợc nhóm khách hàng sẽ dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi một thành viên trong nhóm khách hàng liên quan gặp khó khăn có thể ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động của cả nhóm, do đó có thể ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng đối với các khoản vay của những khách hàng này. Hiện nay, hoạt động quản lý danh mục đƣợc thể hiện qua các thủ tục rời rạc, thiếu hệ thống và mang tính thụ động chƣa đƣợc hỗ trợ bởi hệ thống các công cụ và báo cáo. Ngoài ra, Ngân hàng chưa thiết lập một bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm định lượng rủi ro, quản lý, giám sát và theo dõi danh mục tín dụng hƣớng tới việc xây dựng một danh mục đầu tƣ tối ƣu.

- Ngân hàng chưa ban hành các chính sách, quy trình và thủ tục cụ thể liên quan đến hoạt động quản lý danh mục tín dụng, trong đó cần nêu rõ định hƣớng về quản lý danh mục, phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro danh mục, các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Hiện nay, hoạt động quản lý danh mục đƣợc thể hiện qua các thủ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)