Tình hình huy động và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (Trang 74)

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ chủ yếu của NHTM và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau. Việc tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện tiên quyết để mở rộng cho vay, để chủ động

68

đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sử dụng vốn là khâu nối tiếp quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Do đó, sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của hai nghiệp vụ này luôn là cơ sở vững chắc để hoạt động ngân hàng diễn ra thuận lợi và ngược lại sự phối hợp thiếu đồng bộ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng, bất ổn, kiềm hãm sự phát triển, gây ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Để thấy được sự tương quan giữa nguồn vốn huy động và tổng dư nợ cho vay, chúng ta xem bảng sau:

Bảng 2.12: Cân đối Nguồn vốn và Sử dụng vốn của PGBank (2008-2011)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tỷ lệ 09/08 Tỷ lệ 10/09 Tỷ lệ 11/10 B- Nguồn vốn Huy động 5,051 9,092 13,995 14,802 180 154 106 1. Huy động TCTD 2,685 2,146 3,229 3,758 80 150 116 2. Huy động TCKT và Dân Cư 2,367 6,946 10,705 10,927 294 154 102 Theo kỳ hạn + Tiền gửi < =12 Tháng 2,339 6,305 10,415 10,643 270 165 102 + Tiền gửi > 12 Tháng 27 641 290 284 2349 45 98

Theo loại tiền tệ

+ VND 2,173 5,736 9,088 9,590 264 158 106

+ Ngoại tệ quy đổi 194 1,210 1,616 1,337 625 134 83

3. Nguồn vốn khác 61 117 190

B- Tổng dư nợ cho vay 2,365 6,267 10,886 12,112 265 174 111

Theo kỳ hạn

+ Cho vay ngắn hạn 1,572 4,066 7,239 8,429 259 178 116

+ Cho vay TDH 793 2,202 3,647 3,683 278 166 101

Theo loại tiền tệ

+ VND 1,982 5,579 8,947 9,448 282 160 106

+ Ngoại tệ quy đổi 383 688 1,940 2,664 179 282 137

C- Chênh lệch 2,686 2,825 3,108 2,690 105 110 87

Trong đó: Chênh lệch Huy động TT1- Cho vay TT1

+ Ngắn hạn 767 2,239 3,176 2,214

+ Dài hạn -766 -1,560 -3,357 -3,399

+ VND 1,790 5,048 7,148 6,926

+ Ngoại tệ quy đổi -190 522 -324 -1,326

69

Trong nguyên tắc cân đối vốn và sử dụng vốn Ngân hàng, Ngân hàng ưu tiên sử dụng toàn bộ giá trị vốn chủ sở hữu để đầu tư mua sắm Tài sản cố định, đầu tư góp vốn mua cổ phần, đầu tư giấy tờ có giá như: Trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc. Đặc biệt, giá trị của Trái phiếu chính phủ luôn chiếm tỷ trọng lớn từ 80%-90% vốn chủ sở hữu, làm công cụ - điều kiện tham gia thị trường mở hỗ trợ thanh khoản ngân hàng. Hoạt động cho vay được tài trợ bởi nguồn vốn huy động được.

Từ bảng số liệu ta thấy, huy động vốn từ các TCKT&DC của PG Bank luôn nhỏ hơn cho vay cả về tốc độ tăng trưởng và giá trị. Điều này có thể thấy hoạt động huy động vốn chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc thừa thiếu nguồn vốn đều được cân đối thông qua thị trường Liên ngân hàng. Tỷ lệ % (Dư nợ/huy động) luôn ở mức rất cao năm 2008: 99.9%; năm 2009: 90.2%; năm 2010: 101.7%; năm 2011: 110.8% (nếu loại trừ dự trữ bắt buộc thì tỷ lệ này qua các năm còn cao hơn nữa). Trong những năm qua, việc chậm trễ trong quá trình tăng vốn điều lệ, nên nhu cầu mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch để huy động vốn đã gặp phải rào cản của NHNN (Điều 6- Quyết định 13/2008) [13]. Do đó mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp thay đổi lãi suất, cung cấp nhiều dịch vụ gia tăng, nhưng khối lượng huy động vốn không được cải thiện. Nguồn vốn hạn hẹp buộc Ngân hàng phải thực hiện chính sách tín dụng có lựa chọn, không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Về mặt dài hạn, nếu tiếp diễn tình trạng từ chối cấp tín dụng cho các khách hàng, sẽ dẫn đến việc mất khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Về kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn: Kỳ hạn của nguồn vốn có ý

nghĩa rất quan trọng đối với việc mở rộng cho vay, chất lượng dịch vụ ngân hàng cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nếu tính theo số dư tại thời điểm cuối năm. Chênh lệch giữa huy động vốn trung dài hạn TT1 và cho

70

vay trung dài hạn TT1 đang ở mức báo động, cho thấy hoạt động huy động vốn trung dài hạn đang thiếu hụt nghiêm trọng, không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn, cụ thể thiếu hụt năm 2008: -766 tỷ, năm 2009: -1,560 tỷ, năm 2010: -3,357 tỷ, năm 2011: -3,399 tỷ. Dẫn đến tỷ lệ huy động ngắn hạn TT1 và cho vay trung dài hạn TT1 lần lượt là 97%,71%,92%,92%. Tình trạng mất cân bằng kỳ hạn giữa vốn huy động và cho vay đòi hỏi các nhà quản trị thanh khoản đặc biệt lưu tâm. Tuy nhiên, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn (%) tính theo TT15/2009/TT-NHNNthì ngân hàng vẫn nằm trong biên độ cho phép nhỏ hơn 30%. Vì theo Mục 2a. Điều 4 TT15/2009/TT-NHNN quy định: “Các khoản phải trừ khỏi nguồn vốn trung hạn, dài hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn bao gồm: Các khoản đầu tư vào chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn và các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá khác, có thời hạn trung hạn, dài hạn do tổ chức tín dụng khác phát hành.”. Trong đó: Nguồn vốn trung dài hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn được định nghĩa bao gồm: i) Tiền gửi có kỳ hạn có thời hạn gửi còn lại trên 12 tháng của tổ chức, cá nhân, kể cả tổ chức tín dụng. ii) Vốn điều lệ và Quỹ dự trữ. Thực tế toàn bộ các giấy tờ có giá, trái phiếu, cổ phiếu của Ngân hàng PGBank đều ghi nhận ở dạng chứng khoán sẵn sàng để bán. Nên toàn bộ Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn trung dài hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn.

Trong kế hoạch chiến lược huy động vốn, thiết nghĩ Ngân hàng cần quan tâm xem xét cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn chủ động từ thị trường I cân đối với cho vay thị trường I cho phù hợp, để giảm sự phụ thuộc trên thị trường Liên ngân hàng vốn nhiều bất ổn.

Về chênh lệch huy động và cho vay bằng ngoại tệ: Nhìn vào bảng ta thấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngân hàng đang bị mất cân đối cho vay và huy động USD, và phải huy động qua thị trường liên ngân hàng. Trong bối cảnh thị trường khi mà lãi suất huy

71

động tiền đồng khó khăn hơn và lãi suất thực tế lên quá cao khiến các doanh nghiệp quay ra vay USD với chi phí rẻ hơn.Ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng.Hơn nữa, chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào USD cao hơn VND. Do vậy thời gian tới ngân hàng cần phải tăng cường các biện pháp để huy động USD.

2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, kết quả hoạt động huy động vốn tăng trưởng cao, không những đảm bảo được khả năng thanh khoản của Ngân hàng trong giai đoạn khó khăn, mà còn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng, là cơ sở tăng trưởng tổng tài sản, đem lại những kết quả khả quan. Tính đến 31/12/2011 tổng tài sản tăng 2.8 lần so với năm 2008 đạt 17,582 tỷ đồng, chiếm 84.2% trong tổng nguồn vốn. Sự tăng trưởng của hoạt động huy động và sử dụng vốn, đã góp phần lớn vào thu nhập sau thuế của PG Bank, giúp tỷ lệ ROE tăng mạnh từ 13% năm 2008 lên 17% trong năm 2011, bình quân 14% qua các năm. Tỷ lệ ROA cũng duy trì ở mức khá cao so với các đơn vị cùng ngành, và tốc độ tăng trưởng qua các năm cũng khá tốt, từ mức 1.5% năm 2008 lên 2.2% năm 2009, và đang duy trì ở mức 3.4% năm 2011. PG Bank luôn nằm trong nhóm các NHTM có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trên thị trường.

Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn huy động tiếp tục điều chỉnh theo hướng phù hợp, để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh. (i) Cơ cấu huy động vốn có sự dịch chuyển tích cực giữa các đồng ngoại tệ. Mặc dù, huy động vốn cả ngoại tệ và nội tệ đều có bước tăng trưởng rõ nét, song tốc độ tăng trưởng của ngoại tệ có chiều hướng nhanh hơn so với đồng nội tệ, góp phần cải thiện tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là chuyển biến tích cực, giúp ngân hàng có được cơ cấu vốn hợp lý trong thời

72

gian tới. (ii) Nguồn tiền gửi có kỳ hạn của TCKT và Dân cư luôn có tốc độ tăng trưởng tốt qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn thường xuyên ổn định, vì thế không những giúp cho ngân hàng chủ động cao trong việc sắp xếp sử dụng vốn, mà còn giảm áp lực huy động vốn trên thị trường Liên ngân hàng, vốn chịu chi phí khá cao và nhiều bất ổn. Có thể thấy chất lượng nguồn vốn huy động đang tốt lên.

Thứ ba, chất lượng dịch vụ ngày càng được tốt hơn, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đã có nhiều hình thức huy động phong phú như trong việc phát hành giấy tờ có giá, trái phiếu kỳ hạn 12 tháng. Huy động tiền gửi tiết kiệm ngoài các hình thức truyền thống còn đưa ra tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm thông minh...Đối tượng nhận tiền gửi không chỉ đơn thuần là các TCKT&DC mà còn mở rộng phạm vi như: các Định chế tài chính, các TCTD... Ngân hàng đã triển khai nhiều tiện ích phục vụ người tiêu dùng, như triển khai dịch vụ thẻ, dịch vụ internet Banking, SMS và mobile banking trên toàn hệ thống. Như vậy về cơ bản Ngân hàng đã cung cấp tất cả các dịch mà các ngân hàng nội địa cung cấp. Nhằm chăm sóc chu đáo hơn đối với các khách hàng hiện hữu và các khách hàng tiềm năng.

Nguyên nhân

Để đạt được những kết quả trên là do trong công tác quản lý điều hành, PG Bank đã nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò quan trọng của công tác huy động vốn và điều hành vốn trong hoạt động kinh doanh. Đã đề ra những mục tiêu nhiệm vụ và biện pháp huy động vốn thích hợp trong từng thời kỳ để làm tốt chức năng tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi, nhỏ lẻ nằm rải rác trong dân cư rồi chu chuyển vốn cho nền kinh tế trong điều kiện phải đối phó với áp lực cạnh tranh từ các tổ chức ngân hàng đã có tên tuổi, quy mô lớn. Mặc khác, tích cực chủ động khai thác các nguồn vốn khác để bổ sung cho hoạt động

73

kinh doanh. Từ đó đã củng cố, nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân hàng giúp công tác huy động vốn được sử ủng hộ của công chúng.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Tuy đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng công tác huy động vốn trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế cần khắc phục:

Một là: Cơ cấu nguồn vốn còn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.Chênh lệch giữa huy động có kỳ hạn trên 12 tháng từ TT1 và cho vay trung dài hạn đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, hoạt động huy động vốn trung dài hạn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn. Bên cạnh đó là sự mất cân đối giữa huy động ngoại tệ và cho vay bằng ngoại tệ, phải huy động qua thị trường Liên ngân hàng. Nguồn vốn hạn hẹp buộc Ngân hàng phải thực hiện chính sách tín dụng có lựa chọn, không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng.Từ chối yêu cầu xin vay thường đồng nghĩa với sự lãng phí về một khoản tiền gửi và bỏ phí một cơ hội kinh doanh, dẫn đến việc mất khách hàng tiềm năng trong tương lai. Do vậy, thời gian tới ngân hàng cần phải tăng cường các biện pháp để huy động vốn trung dài hạn, và huy động USD tốt hơn nữa.

Hai là: Hình thức huy động vốn chưa thực sự phong phú.Các sản phẩm huy động vốn của PG Bank vẫn chỉ dừng lại ở hình thức truyền thống, chưa có được sự khác biệt nổi trội so với các NHTM khác.Đây là hạn chế lớn nhất. PG Bank cần tập trung phát triển nhiều sản phẩm, đa tính năng, tiện ích, nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Tính đa dạng, phong phú của các sản phẩm và hình thức huy động vốn là một nhân tố quan trọngkhông những tăng cường huy động vốn mà còn là công cụ giúp các nhà quản lý điều chỉnh cơ cấu vốn một cách hiệu quả.

Ba là: Huy động vốn từ TCKT&DC chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn.Trong khi quy mô và tốc độ tăng trưởng của huy động vốn có xu

74

hướng giảm dần qua các năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 294%; 154%; 102%, thì quy mô và tốc độ tăng của dư nợ tín dụng vẫn có xu hướng tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng của huy động cụ thể là: 265%; 175%; 111%.Dẫn đến PG Bank hầu như trong tình trạng thiếu vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, phải bù đắp một phần bằng vốn từ thị trường Liên ngân hàng.

Bốn là: Mạng lưới giao dịch còn ít, chưa tạo thuận lợi cho khách hàng. Với số lượng mạng lưới hoạt động kinh doanh đạt 70 điểm giao dịch tại các địa bàn kinh tế lớn, đã hiện diện thương mại tại 16/63 tỉnh thành trên toàn quốc. Nhưng so với các Ngân hàng TMCP khác, thì con số trên thể hiện mạng lưới hoạt động của PG Bank còn khá mỏng. Hơn nữa, một số điểm giao dịch còn nằm xa khu dân cư, vị trí không thuận lợi với việc di chuyển đi lại của người dân, xung quanh vị trí điểm giao dịch có ít các cửa hàng bán lẻ và cửa hàng bách hóa, khâu khảo sát, đánh giá trị trường còn kém. Do vậy, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, do người dân có ít cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Năm là: Công tác Marketing chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có biện pháp tuyên truyền, quảng cáo thường xuyên, sâu rộng hình ảnh của ngân hàng một cách hiệu quả. Người dân còn nhầm lẫn Ngân hàng PG Bank với Ngân hàng GP Bank trong cùng hệ thống.Các sản phẩm dịch vụ và tiện ích mặc dù đã được phát triển, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn chưa thực sự mặn mà sử dụng các sản phẩm dịch vụ của PG Bank.

Sáu là: Chính sách lãi suất chưa thực sự hấp dẫn.Trước áp lực cạnh tranh huy động vốn ngày càng gay gắt, đặc biệt là khi thị trường vốn có nhiều biến động thất thường, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất khuyến mại, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quản lý điều hành giao quyền tự chủ cho các đơn vị, song các Chi nhánh của Ngân hàng luôn có lãi suất kém hấp dẫn hơn các Ngân hàng khác.

75

Bảy là: Trình độ cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế.Trong những năm qua, Ban lãnh đạo PG Bank luôn chú trọng đến việc chăm sóc và phục vụ khách hàng tốt nhất. Mặc dù vậy thái độ của một số đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng chưa thực sự đúng mực, thiếu sự linh hoạt trong các quy trình chính sách, thủ tục phiền nhiễu. Chính vì vậy theo đánh giá của các khách hàng, thời gian giao dịch tại PG Bank vẫn còn lâu và thái độ của nhân viên ngân hàng chưa thực sự niềm nở khi so với các NHTM khác. Đội ngũ cán bộ trưởng phòng giao dịch, nhân viên tư vấn quan hệ khách hàng, chưa thực sự chủ động trong công việc, bám sát thị trường, thiếu sự nhạy bén nắm bắt tâm lý người tiêu dùng.

Nguyên nhân chủ quan

Là một Ngân hàng TMCP còn non trẻ, quy mô vốn điều lệ còn nhỏ, phải

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (Trang 74)