Đối áp xoay là một trong những thiết bị chính trong công nghệ khoan
kiểm soát áp suất có chức năng bịt kín khoảng vành xuyến.
Hình 2.1 Một số mẫu RCD cơ bản
Vị trí lắp đặt: RCD được lắp đặt bên trên cụm đối áp BOP, ngay phía
trên đối áp vạn năng. (Hình 2.2)
29
Chức năng: RCD là thiết bị cho phép bịt kín vành xuyến tại miệng giếng khoan giống như đối áp vạn năng, tuy nhiên RCD không có chức năng thay thế các thiết bị đối áp trong công tác kiểm soát giếng, nó chỉ có nhiệm vụ kiểm soát dung dịch khoan đi lên từ khoảng không vành xuyến, hướng dòng tuần hoàn từ khoảng không vành xuyến qua RCD đến hệ thống van tiết lưu (Hình 2.3) trong khi vẫn đảm bảo hoạt động của công tác khoan diễn ra bình thường. RCD góp phần tạo nên một hệ thống tuần hoàn kín có áp suất, điểm đặc trưng trong công nghệ MPD.
Hình 2.3 Tuần hoàn dung dịch khoan qua RCD Cấu tạo của RCD gồm 2 phần chính: Thân và Trục quay.
Phần thân (Hình 2.4) được gắn vào mặt bích phía trên của đối áp vạn năng trong cụm đối áp. Trong thân có cơ cấu chốt chữ C được sử dụng để giữ cố định Trục quay và làm kín khoảng không giữa Thân và Trục quay. Cơ cấu chốt chữ C được đóng mở bởi hệ thống thủy lực trong thân RCD. Trên thân có đường tuần hoàn để dẫn dung dịch khoan tới hệ thống van điều tiết.
30
Hình 2.4 Phần thân của RCD
Trục quay (Hình 2.5) được lắp phía trong RCD, có hai bộ phận chính là phần tĩnh và phần động. Phần tĩnh được chốt chữ C giữ cố định trong thân RCD. Phần động có chức năng ôm kín và quay cùng với cột cần khoan trong quá trình khoan. Hai đầu bịt được làm từ cao su đặc biệt, cho phép cần khoan chuyển động lên xuống và dãn nở khi đầu nối đi qua. Phần động và phần tĩnh được lắp ráp bởi hệ thống ổ bi. Trục quay bịt kín khoảng không giữa cột cần khoan và thân RCD, hướng dung dịch khoan vào đường tuần hoàn tới hệ thống van điều áp.
31
Hình 2.5 Trục quay