C =E K1 (D K2 (E K1 (M )))
Tiêu chuẩn mã hóa nâng cao
4.1 Thương Mại Điện Tử (Lê Văn Dũng)
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet. Thương mại điện tử (Electronic
Commerce), một yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là "Thương mại không có giấy tờ").
"Thông tin" trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ họa, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hóa đơn, biểu giá, hợp đồng, các mẫu đơn, các biểu mẫu, hình ảnh động, âm thanh, v.v...
"Thương mại" (commerce) trong khái niệm thương mại điện tử được hiểu (như quy định trong "Đạo luật mẫu về thương mại điện tử" của Liên hiệp quốc) là mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại
(commercial), dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại; ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ; và v.v... Như vậy, phạm vi của thương mại điện tử (E-commerce) rất rộng, bao quát hầu như mọi hình thái hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm buôn bán hàng hóa và dịch vụ; buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong hàng nghìn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử.
Bao gồm:
-C2B như là e-Backing ,và các quản lí như chính phủ điện tử -C2C
-C/B to Public …
Phương tiện của thương mại điện tử
Máy điện thoại; Máy fax;
Truyền hình;
Các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử (Bao gồm cả mạng giá trị gia tăng);
Các mạng nội bộ (Intranet) và Mạng ngoại bộ (Extranet);
Mạng toàn cầu Internet. Công cụ Internet và Website ngày càng phổ biến, giao dịch thương mại điện tử với nước ngoài hầu như đều qua Internet, các mạng nội bộ và ngoại bộ nay cũng thường sử dụng công nghệ Internet.
Hình thức giao dịch
1. Thư điện tử (email);
2. Thanh toán điện tử (electronic payment);
3. Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange - EDI);
4. Giao gửi số hóa các dữ liệu (digital delivery of content), tức việc mua bán, trao đổi các sản phẩm mà người ta cần nội dung (chính nội dung là hàng hoá), mà không cần tới vật mang hàng hoá (như: phim ảnh, âm nhạc, các chương trình truyền hình, phần mềm máy tính, v.v...);
5. Bán lẻ hàng hoá hữu hình (retail of tangible goods).
Trong các hình thức trên, trao đổi dữ liệu điện tử (dưới dạng các dữ liệu có cấu trúc) là hình thức chủ yếu.
Cách giao tiếp
Thương mại điện tử bao gồm bốn loại giao tiếp:
1. Người với người (qua điện thoại, thư điện tử, fax);
2. Người với máy tính điện tử (qua các mẫu biểu điện tử, qua Website);
4. Máy tính điện tử với máy tính điện tử (qua trao đổi dữ liệu có cấu trúc, thẻ thông minh, mã vạch).
Cách giao dịch
1. Giao dịch thương mại điện tử tiến hành:
2. Giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng;
3. Giữa các doanh nghiệp với nhau;
4. Giữa doanh nghiệp với Chính phủ;
5. Giữa người tiêu thụ với Chính phủ;
6. Giữa các cơ quan Chính phủ.
7. Giữa con người với con người thông qua công cụ máy tính
Trong các quan hệ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là quan hệ chủ yếu.