One-Time Pad

Một phần của tài liệu bảo mật trong thương mại điện tử (Trang 40)

CHƯƠNG 2: CƠ CHẾ BẢO MẬT

2.2.1.1One-Time Pad

Các công nghệ mã hóa đã có từ lâu trước khi các máy tính ra đời. Thực tế, một trong các công nghệ mã hóa được biết đến sớm nhất được sử dụng bởi Julius Caesar, hoàng đế Roma(100-44 B.C). Trong kiểu mật mã Caesar, mỗi ký tự Latin dạng anphabet của plaintext được thay thế bởi ký tự cách ký tự đó ba vị trí về phía bên phải(ví dụ “A” bị thay bởi “D”, “B” bị thay bởi “E”,…). One-time pad cũng là một công nghệ cổ điển. Nó được phát minh bởi Gilbert Vernam vào năm 1917 và được cải tiến bởi Major Joseph Mauborgne, ban đầu nó được sử dụng cho các bản tin gián điệp.

One-time Pad rất quan trọng đối với mật mã học bởi vì nó là một lược đồ mã hóa hoàn hảo. Tức là, nội dung của ciphertext không chứa bất cứ thông tin gì về plaintext ngoại trừ độ dài của nó. Định nghĩa về bí mật hoàn hảo được đưa ra bởi

C.E.Shannon vào năm 1943 là mới gần đây so với one-time pad. Bí mật hoàn hảo yêu cầu điều kiện sau:

● Khóa mã hóa có độ dài ít nhất là bằng với bản tin được mã hóa

● Mỗi khóa chỉ được sử dụng một lần

Đáng tiếc là trường hợp one-time pad rất khó quản lý khóa, bởi vì các khóa mới phải được trao đổi mỗi một lần mã hóa.

Khóa pad one-time có độ dài rất lớn, là tập các ký tự khóa ngẫu nhiên thực không lặp. Mã hóa là phép cộng modulo 26 của một ký tự plaintext và một ký tự khóa one-time pad. Các ký tự plaintext được ánh xạ đến các số mà số đó là vị trí của các ký tự trong bảng chữ cái English. One-time pad là một cơ chế đối xứng, bởi vì cùng một khóa được sử dụng cho cả mã hóa và giải mã. Ví dụ:

Plaintext M E S S A G E

Một phần của tài liệu bảo mật trong thương mại điện tử (Trang 40)