h. Bộ lọc deblocking
2.5 So sánh DS-SS và OFDM
Trong hệ thống OFDM, khi có nhiều sóng mang, tín hiệu kết hợp sẽ có mức chênh lệch lớn giữa đỉnh với mức tín hiệu trung bình và để duy trì tần số thì bộ khuyếch đại phải có giá trị thay đổi lớn trong khoảng các tần số. DS-SS sử dụng một tần số sóng mang nên không gặp phải vấn đề này.
OFDM dùng cho hệ thống có sự phân phối động và không liên tục tần số của các sóng mang khác nhau để làm giảm nhẹ hiệu ứng kênh lựa chọn tần số hoặc tín hiệu quanh nguồn nhiễu. Trên thực tế, các nhà sản xuất chip Intellon hay Inari rất hiệu quả để đối phó với môi trường xung quanh
đường truyền PLC. Hệ thống SS rất hạn chế khi nó chỉ sử dụng một tần số sóng mang.
Hệ thống SS không cần có kênh bảo vệ và các phần tử vòng như OFDM nên nó không có hao phí phụ cho các phần tử này (OFDM sử dụng để tránh nhiễu ISI). ISI xảy ra khi mất trực giao giữa các tần số sóng mang truyền trên kênh. Hao phí sẽ làm giảm tài nguyên dữ liệu. Tuy nhiên, ứng dụng OFDM có tốc độ dữ liệu ở mức 10-15Mbps trong khi đó SS chỉ là 5 Mbps. Như vậy OFDM cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao hơn [14].
Bù tần số giữa bộ thu và phát đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong trường hợp OFDM. Bù tần số phải được loại bỏ bởi AFC nếu không sóng mang sẽ không còn trực giao với các sóng khác. Hệ thống SS cần quan tâm đến thời gian bù giữa bộ thu và phát, sẽ phức tạp hơn khi mức xử lý tăng. Chip của hãng Intellon sử dụng bộ xử lý 2520 cho hệ thống SS ( cần 2520 chip để xử lý mỗi bit dữ liệu).
Tính đa đường là khía cạnh quan trọng của PLC khi nó là kênh lựa chọn tần số. Hệ thống OFDM có điểm vượt trội do nó sử dụng fading phẳng thay vì fading lựa chọn tần số vì thế sẽ giảm nhiễu trên đường truyền. Hệ thống SS, sử dụng một tần số sóng mang nên chịu ảnh hưởng nhiễu đa đường. Bộ thu quét có thể sử dụng trong hệ SS để thu thập thông tin từ các phần tử trên đường truyền nhưng như vậy sẽ làm cho hệ thống SS phức tạp hơn.